Trang chủ Lớp 12 Chuyên đề học tập Lí 12 - Cánh diều Câu hỏi trang 13 Tìm hiểu thêm Chuyên đề học tập Lí...

Câu hỏi trang 13 Tìm hiểu thêm Chuyên đề học tập Lí 12 - Cánh diều: Tìm hiểu các thang đo điện áp hiệu dụng...

Vận dụng lí thuyết về đặc trưng của dòng điện xoay chiều. Phân tích và giải Câu hỏi tìm hiểu thêm trang 13 Chuyên đề học tập Vật lí 12 Cánh diều - Bài 1. Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều.

Câu hỏi/bài tập:

Tìm hiểu các thang đo điện áp hiệu dụng, cường độ dòng điện hiệu dụng và tần số dòng điện xoay chiều của đồng hồ đo điện đa năng.

Khi dùng đồng hồ đo điện đa năng để đo cường độ dòng điện, điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều, cần lưu ý gì về vị trí của núm xoay thay đổi thang đo và chốt cắm của hai que đo ở Hình 1.8.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Vận dụng lí thuyết về đặc trưng của dòng điện xoay chiều

Answer - Lời giải/Đáp án

Thang đo điện áp hiệu dụng là vôn; Thang đo cường độ dòng điện là ampe, mili ampe, micro ampe; Thang đó tần số là Hz.

Khi dùng đồng hồ đo điện đa năng để đo cường độ dòng điện, điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều, cần lưu ý đặt núm xoay ở vị trí AC và chọn thang đo phù hợp với đại lượng cần đo.

Đồng hồ trong Hình 1.8 có 3 cổng cắm que đo được gắn nhãn lần lượt là 10A, COM, VΩμAoCoF. Trong đó, cầu chì giữa chân cắm 10A và COM có định mức là 10A, còn cầu chì giữa 2 chân COM và VΩμAoCoF có định mức là 400 mA - dòng điện tương đối thấp. Tùy thuộc vào mục đích công việc để xác định cổng cắm chính xác. Ví dụ, cần đo dòng điện, điện áp có định mức nhỏ, ta cắm que đo màu đen vào cổng COM và que đo màu đỏ vào cổng VΩμAoCoF. Ngược lại, nếu cần đo dòng điện, điện áp ở mức cao, ta cắm que màu đen vào cổng COM, qua màu đỏ vào cổng 10A.

Advertisements (Quảng cáo)