Câu hỏi/bài tập:
Tìm hiểu cấu tạo của một máy biến áp và giải thích vì sao lõi của máy biến áp thường làm bằng các lá sắt hoặc thép pha silicon, ghép cách điện với nhau.
Vận dụng lí thuyết về máy biến áp và chỉnh lưu của dòng điện xoay chiều
* Cấu tạo máy biến áp:
Máy biến áp gồm hai cuộn dây dẫn điện có số vòng khác nhau cùng quấn trên một lõi sắt kín. Lõi của máy thường được làm bằng các lá sắt hoặc thép pha silicon, ghép cách điện với nhau. Các cuộn dây dẫn thường được làm bằng đồng, cách điện với nhau. Các cuộn dây thường được làm bằng đồng, cách điện với nhau và cách điện với lõi sắt.
Advertisements (Quảng cáo)
Một trong hai cuộn dây của máy biến áp được nối với nguồn điện xoay chiều, được gọi là cuộn sơ cấp. Cuộn còn lại được nối với một mạch tiêu thụ điện, được gọi là cuộn thứ cấp.
* Nguyên nhân lõi của máy biến áp thường làm bằng các lá sắt hoặc thép pha silicon, ghép cách điện với nhau:
Khi có dòng điện chạy trong cuộn dây máy biến áp sẽ sinh ra một từ trường biến đổi, từ trường này sinh ra trong lõi thép dòng điện Fucô (hay còn gọi là dòng điện xoáy, dòng điện quẩn).
Dòng điện Fucô luôn sinh ra một từ trường ngược chống lại nguyên nhân gây ra nó, đồng thời năng lượng của các dòng Fucô bị chuyển hóa thành nhiệt làm máy nhanh bị nóng. Do các nguyên nhân đó một phần năng lượng bị hao phí và làm giảm hiệu suất máy biến áp.
Để hạn chế dòng Fucô phải tìm cách làm tăng điện trở của các lõi sắt.
Do đó, lõi sắt được dùng bằng nhiếu lá sắt mỏng, sơn cách điện ghép lại với nhau sao cho tạo thành các lát cắt song song với chiều của từ trường. Vì các lá thép lõi sắt có kích thước nhỏ, do đó có điện trở lớn. Dòng điện Fucô sẽ chỉ chạy trong từng lá mỏng, nên cường độ dòng điện Fucô trong các lá đó giảm đi.
Khoảng cách giữa các lá thép phải kín, không có không khí lọt vào để đảm bảo hiệu quả tối đa dẫn từ. Đồng thời không phát sinh tiếng kêu do các lá thép rung đập vào nhau.