Trang chủ Lớp 12 Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ) Luyện tập Tiếng hát con tàu trang 146 SGK Văn 12, Chế...

Luyện tập Tiếng hát con tàu trang 146 SGK Văn 12, Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông có phong cách độc đáo, vừa mang vẻ đẹp trí tuệ, với...

Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên - Luyện tập Tiếng hát con tàu trang 146 SGK Ngữ Văn 12. Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông có phong cách độc đáo, vừa mang vẻ đẹp trí tuệ, với những hình ảnh đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú và đầy sáng tạo

Đề: Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ sau:

"Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Gợi ý: Cần trình bày những nội dung sau:

a.  Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và khổ thơ:

-   Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông có phong cách độc đáo, vừa mang vẻ đẹp trí tuệ, với những hình ảnh đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú và đầy sáng tạo

-    Bài thơ Tiếng hát con tàu của nhà thơ ra đời gắn với cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. Đây còn là nguyên cớ để nhà thơ thể hiện khát vọng về với nhân dân, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của nhân dân ta trong những năm kháng chiến gian khổ, là sự tìm về nơi ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo thơ ca.”

Advertisements (Quảng cáo)

-   Khổ thơ là niềm khao khát, niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi trở về với nhân dân.

b.  Cảm nhận về khổ thơ:

-   Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với niềm vui và hạnh phúc khao khát chờ mong để được tiếp thêm nguồn sinh lực, được hồi sinh: nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai; chim én gặp mùa...

-   Về với nhân dân là về với nguồn nuôi dưỡng cho sự sống: như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa; về với sự chở che, đùm bọc, cưu mang: "Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”. Có thể liên hệ với những câu thơ về "mế”, về "em” để làm rõ luận điểm này.

-   Để thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao đó, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh so sánh trùng điệp.

+ Những hình ảnh đó vẻ mang vẻ đẹp thơ mộng, mượt mà, vừa có sự hoà hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực, góp phần thể hiện niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa với việc trở về với nhân dân.

+ Các so sánh tuy cùng một ý nghĩa nhưng lại khác nhau về cách diễn đạt và phong phú và loại hình ảnh, làm nên sự đa dạng, tạo được hứng thú thẩm mĩ.

c.  Đánh giá chung:

Với nhà thơ, được trở về với nhân dân không chỉ là niềm vui, niềm khao khát mà còn là một lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật của cuộc sống, về với nhân dân là về với ngọn nguồn bất tận của sự sống, về với ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật, về với những gì thân thiết, sâu nặng của lòng mình.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ Văn lớp 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)