Trang chủ Lớp 12 SBT Hóa 12 - Chân trời sáng tạo Bài 4.15 SBT Hóa 12 – Chân trời sáng tạo: Vì sao...

Bài 4.15 SBT Hóa 12 - Chân trời sáng tạo: Vì sao saccharose monolaurate được sử dụng làm chất nhũ hoá?...

Dựa vào cấu tạo và tính chất hóa học của saccharose và maltose. Lời giải bài tập, câu hỏi Bài 4.15 - Bài 4. Saccharose và maltose trang 32, 33, 34 - SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Saccharose monolaurate là ester thu được khi cho saccharose tác dụng với lauric acid.

a) Cho biết công thức phân tử của saccharose monolaurate.

b) Vì sao saccharose monolaurate được sử dụng làm chất nhũ hoá?

c) Saccharose monolaurate có phản ứng với thuốc thử Tollens không? Giải thích.

d) Saccharose monolaurate là một trong những chất phụ gia có chức năng kép do khả năng nhũ hoá và hoạt tính kháng khuẩn của nó. Từ 500 g saccharose và 100 g lauric acid có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam saccharose monolaurate? Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 47%.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào cấu tạo và tính chất hóa học của saccharose và maltose.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

a) Công thức phân tử của saccharose monolaurate: C24H44O12.

b) Saccharose monolaurate được sử dụng làm chất nhũ hoá do phân tử có một đầu ưa nước gắn với một đuôi dài kị nước.

c) Saccharose monolaurate không có phản ứng với thuốc thử Tollens do Saccharose monolaurate không thể mở vòng.

d) Ta có:

\({n_{saccharose}} = \frac{{500}}{{342}} = 1,46\,mol;{n_{lauric\,acid}} = \frac{{100}}{{200}} = 0,5\,mol\)

Chú ý saccharose đã dùng dư, ta có phương trình hoá học của phản ứng:

Vậy khối lượng Saccharose monolaurate thực tế thu được là:

m = 524.0,5.47% = 123,14 gam

Advertisements (Quảng cáo)