Trang chủ Lớp 12 SBT Toán 12 - Kết nối tri thức Bài 3.22 trang 69 SBT Toán 12 – Kết nối tri thức:...

Bài 3.22 trang 69 SBT Toán 12 - Kết nối tri thức: Một người đầu tư cùng một số tiền vào hai lĩnh vực A và B...

Xét từng mẫu số liệu ghép nhóm, sử dụng các công thức đã học để tìm số trung bình và độ lệch chuẩn của chúng. Phân tích và giải - Bài 3.22 trang 69 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức - Bài tập cuối chương 3. Một người đầu tư cùng một số tiền vào hai lĩnh vực A và B. Nhà đầu tư này ghi lại số tiền thu được hằng tháng trong hai năm theo mỗi lĩnh vực cho kết quả như sau...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Một người đầu tư cùng một số tiền vào hai lĩnh vực A và B. Nhà đầu tư này ghi lại số tiền thu được hằng tháng trong hai năm theo mỗi lĩnh vực cho kết quả như sau:

Tính độ lệch chuẩn của hai mẫu số liệu ghép nhóm và nhận xét về mức độ ổn định của số tiền thu được hằng tháng khi đầu tư vào hai lĩnh vực trên.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xét từng mẫu số liệu ghép nhóm, sử dụng các công thức đã học để tìm số trung bình và độ lệch chuẩn của chúng. So sánh hai giá trị độ lệch chuẩn để rút ra nhận xét về mức độ ổn định của số tiền thu được hằng tháng khi đầu tư vào hai lĩnh vực.

Answer - Lời giải/Đáp án

+ Xét mẫu số liệu về số tiền thu được hằng tháng trong hai năm theo lĩnh vực A:

Chọn giá trị đại diện cho các nhóm số liệu ta có bảng sau:

Cỡ mẫu là \(n = 24\).

Giá trị trung bình của mẫu số liệu là

Advertisements (Quảng cáo)

\(\overline {{x_A}} = \frac{{7,5 \cdot 2 + 12,5 \cdot 5 + 17,5 \cdot 10 + 22,5 \cdot 5 + 27,5 \cdot 2}}{{24}} = \frac{{420}}{{24}} = 17,5\).

Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu là

\(\begin{array}{l}{s_A} = \sqrt {\frac{1}{n}\left( {{{7,5}^2} \cdot 2 + {{12,5}^2} \cdot 5 + {{17,5}^2} \cdot 10 + {{22,5}^2} \cdot 5 + {{27,5}^2} \cdot 2} \right) - {{\left( {\overline {{x_A}} } \right)}^2}} \\{\rm{ }} = \sqrt {\frac{{8000}}{{24}} - {{17,5}^2}} = \sqrt {\frac{{325}}{{12}}} \approx 5,2042.\end{array}\)

+ Xét mẫu số liệu về số tiền thu được hằng tháng trong hai năm theo lĩnh vực A:

Chọn giá trị đại diện cho các nhóm số liệu ta có bảng sau:

Cỡ mẫu là \(m = 24\).

Giá trị trung bình của mẫu số liệu là

\(\overline {{x_B}} = \frac{{7,5 \cdot 1 + 12,5 \cdot 8 + 17,5 \cdot 7 + 22,5 \cdot 6 + 27,5 \cdot 2}}{{24}} = \frac{{420}}{{24}} = 17,5\).

Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu là

\(\begin{array}{l}{s_B} = \sqrt {\frac{1}{m}\left( {{{7,5}^2} \cdot 1 + {{12,5}^2} \cdot 8 + {{17,5}^2} \cdot 7 + {{22,5}^2} \cdot 6 + {{27,5}^2} \cdot 2} \right) - {{\left( {\overline {{x_B}} } \right)}^2}} \\{\rm{ }} = \sqrt {\frac{{8000}}{{24}} - {{17,5}^2}} = \sqrt {\frac{{325}}{{12}}} \approx 5,2042.\end{array}\)

Ta có \({x_A} = {x_B}\) và \({s_A} = {s_B}\). Suy ra giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của hai mẫu số liệu giống nhau. Do độ lệch chuẩn bằng nhau nên mức độ ổn định của hai phương án đầu tư là như nhau.