Câu 1
Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện như thế nào trong văn bản đọc hiểu Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người (Hoàng Ngọc Hiến)?
Đọc văn bản đọc hiểu Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người (Hoàng Ngọc Hiến)
Tác giả trích dẫn trung thực các ý tưởng, lời văn của tác giả và tác phẩm khsc như: Mai-a-cốp-xki, Bi-ê-lin, se-ne-ca, Truyện Kiều…
Câu 2
Ngày nay, việc học sinh, sinh viên (photocopy) sách để phục vụ học tập và nghiên cứu ngày càng phổ biến. Theo em, việc làm này trong trường hợp nào vi phạm Luật sở hữu trí tuệ và trong trường hợp nào được Luật cho phép?
Tham khảo Luật sở hữu trí tuệ (2005)
Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
Câu 3
Advertisements (Quảng cáo)
Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu được thực hiện như thế nào trong đoạn văn sau:
Từ những năm 80 (của thế kỉ XX) cho đến nay, ở nước ta, xuất hiện ngày càng nhiều bài chuyên khảo (hoặc những trang sách) đề cập đến cấp độ (yếu tố) này hoặc cấp độ kia của thi pháp. Ở cấp độ ngôn ngữ, Nguyễn Phan Cảnh (1987) khảo sát phương thức tổ chức ngôn ngữ của ca dao; Bùi Mạnh Nhị (1984) quan tâm đến “một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao dân ca Nam Bộ”; Vũ Tố Hảo (1986) “tìm hiểu một số trường hợp dùng chữ Hán và điển tích trong ca dao, dân ca”; Mai Ngọc Chừ (1991) bàn về đặc điểm thơ và tính chất khẩu ngữ của ngôn ngữ ca dao
(Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006)
Đọc kĩ đoạn văn.
Sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu được thực hiện trong đoạn văn như sau:
- Dẫn trực tiếp các từ ngữ + trích tên tác giả: Bùi Mạnh Nhị, Vũ Tố Hảo.
- Sử dụng cách khái quát các luận điểm, tóm tắt các luận điểm nghiên cứu của Nguyễn Phan Cảnh, Mai Ngọc Chừ
Câu 4
Viết một đoạn văn trình bày quan điểm của em về tác hại của việc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu.
Lập ý về tác hại của việc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ:
- Đối với tác giả:
+ Ảnh hưởng về tâm lý: mất động lực để sáng tạo → không muốn sáng tạo→ mất khả năng sáng tạo
+ Ảnh hưởng đến tài chính và danh tiếng: sản phẩm không được công nhận, bị chiếm đoạt hoặc lợi dụng
- Đối với người không tôn trọng quyền sở hữu:
+ Hạn chế đi năng lực sáng tạo
+ Nếu bị phát hiện tố cáo: dễ gây đến những hệ quả pháp lý → trách nhiệm pháp lý.
+ Là tác nhân, động lực cho những người khác thực hiện những hành vi không tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
Bài làm tham khảo:
Việc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu là một trong những vấn đề quan ngại trong cuộc sống ngày nay. Hành vi không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ gây ra nhiều hệ quá đáng lo ngại. Thứ nhất, hành vi không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu đồng nghĩa với việc vi phạm vào quyền lợi của người sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Điều đó có thể khiến cho những tác phẩm, công trình nghiên cứu của họ không được người khác công nhận. Tệ hơn, những sản phẩm, những công trình nghiên cứu đó sẽ trở thành công cụ để người vi phạm quyền sở hữu lợi dụng và chuộc lợi cho bản thân. Khi công sức, sức lực và trí tuệ của mình không được công nhận, không được bảo vệ thì những người sáng tạo và sở hữu trí tuệ sẽ bị tác động đến tâm lý. Họ thấy rằng công sức và trí tuệ của mình bỏ ra lại không còn được công nhận nữa, từ đó, họ sẽ e ngại việc sáng tạo. Vì họ nghĩ rằng: những sản phẩm sau đó của họ rồi cũng sẽ không được công nhận mà thôi! Điều đó lâu dần sẽ khiến họ mất đi động lực, thậm chí là khả năng sáng tạo của mình. Thứ hai, việc không tôn trọng quyền sở hữu còn gây ra hệ quả đáng lo ngại đối với người không tôn trọng quyền sở hữu. Khi quá dựa dẫm vào sự sáng tạo của người khác, cùng chính là lúc họ tự hạn chế đi bộ não của mình, tự hạn chế đi khả năng sáng tạo của mình. Hơn nữa, khi không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, khi sự thật bị phơi bày, trước pháp luật, họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó của mình. Thật không vui một chút nào khi mình có thể tự thân sáng tạo nhưng mình lại lựa chọn không sáng tạo và vi phạm quyền lợi của người khác, để rồi phải chịu những hình phạt pháp lý. Chính vì vậy, thay vì lười biếng, học cách sao chép hay vi phạm quyền lợi của người khác, thì hãy tự thân, tự mở cho mình một con đường sáng tạo mới, bước đi trên nó và tạo ra thế giới của riêng mình.