Câu hỏi/bài tập:
Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a, Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành nhân chứng của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)
b, Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy (Nguyễn Khải)
c, Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào mà chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)
Nắm chắc kiến thức về biện pháp tu từ nghịch ngữ.
Advertisements (Quảng cáo)
a, “Viết để quên đi, viết để nhớ lại”, “những người thân yêu- những con người xa lạ”
—> Biếu đạt giá trị của công việc viết lách. Việc viết là cách để ta có thêm những trải nghiệm quý giá của cuộc đời.
b, sự sống- cái chết; hạnh phúc- hi sinh, gian khổ
—> Biểu đạt sự chiêm nghiệm, những suy tư của tác giả về việc đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
c, chết mà chưa sống- chết ngay trong lúc sống.
→ Biểu đạt quan niệm của tác giả về lẽ sống, lý tưởng sống. Một người chết thật sự là người sống mà không có lý tưởng, sống không mục đích.