Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Câu hỏi 5 trang 29 SBT Văn 12 Cánh diều: Tính phi...

Câu hỏi 5 trang 29 SBT Văn 12 Cánh diều: Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào?...

Xem lại kiến thức về tính phi hư cấu và tìm những chi tiết thể hiện tính phi hư cấu. Soạn Câu hỏi 5 trang 29 SBT Văn 12 Cánh diều - Bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm trang 28 sách bài tập văn 12 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xem lại kiến thức về tính phi hư cấu và tìm những chi tiết thể hiện tính phi hư cấu trong đoạn trích.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tính phi hư cấu được thể hiện ở những sự kiện có thực ( về thời gian, địa điểm, …) mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến. Trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, yếu tố phi hư cấu được thể hiện:

- Những sự kiện được ghi chép đều có ngày tháng cụ thể: ngày 20/7/1968, ngày 1/1/1970..

- Miêu tả chính xác những con người và sự kiện có thực:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nhân vật: Thuận, Liên, ... đều là nhân vật có thực

+ Tập “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” đã ghi lại những trải nghiệm, cảm nhận của chị trong quá trình hoạt động cách mạng kháng chiến chống Mỹ

- Tính phi hư cấu có tác dụng:

+ Tăng tính chân thực: Tính phi hư cấu giúp tăng tính chân thực cho văn bản, giúp người đọc cảm nhận được sự thật về cuộc sống, con người và sự kiện

+ Tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa người đọc và người viết: Khi người đọc biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật, họ có thể cảm thấy mình có một sự liên kết mạnh mẽ hơn với người viết

+ Tạo độ tin cậy: Tính phi hư cấu giúp tạo độ tin cậy cho người đọc, khi họ biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật

+ Tạo sự thấu hiểu: Tính phi hư cấu giúp người đọc thấu hiểu hơn về cuộc sống, con người và sự kiện.

Advertisements (Quảng cáo)