Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Câu hỏi 8 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều: Phân tích...

Câu hỏi 8 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều: Phân tích tác dụng của một trong các yếu tố: ngữ âm, từ vựng, các biện pháp tu từ, các kiểu câu, . ....

Chọn 1 văn bản mà mình thấy ấn tượng để chọn 1 yếu tố phân tích. Giải Câu hỏi 8 trang 38 SBT Văn 12 Cánh diều - bài Ôn tập trang 37 sách bài tập Ngữ văn 12 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Phân tích tác dụng của một trong các yếu tố: ngữ âm, từ vựng, các biện pháp tu từ, các kiểu câu,... trong một văn bản văn học tự chọn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chọn 1 văn bản mà mình thấy ấn tượng để chọn 1 yếu tố phân tích

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…

Giải thích các từ ngữ

- "Sương nương”: Hình ảnh sương mờ nhẹ nhàng, mềm mại, như một người thiếu nữ dịu dàng.

- "Theo trăng”: Gợi hình ảnh những làn sương phả trong ánh trăng—> Hình ảnh mang tính lãng mạn

Advertisements (Quảng cáo)

(→ BPTT: nhân hóa: tạo hình ảnh lãng mạn, tạo bức tranh trông mờ ảo. Hình ảnh sương và trăng gần như đang hòa làm một.

- "Ngừng lưng trời”: Ánh trăng như dừng lại, như đang được “treo” trên giữa bầu trời, tạo nên một khoảnh khắc tĩnh lặng, yên bình.

- "Tương tư”: Nỗi nhớ nhung, tình cảm sâu đậm dành cho ai đó.

- "Nâng lòng lên chơi vơi”: Tình cảm tương tư khiến lòng người trở nên bâng khuâng, lơ lửng, không yên.

—> Cả câu thơ chứa toàn thanh bằng. Tạo cảm giác về cái đẹp của tĩnh lặng, lãng mạn, đồng thời tác động thêm và diễn tả rõ hơn tâm trạng nhớ nhung, bâng khuâng của nhân vật trữ tình.

Cách 2:

“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”

Phân tích từ ngữ “sâu chót vót”

- Cách kế hợp từ mới lạ, độc đáo

- Chót vót: thường gắn với từ “cao” để chỉ chiều cao vượt lên trên các sự vật khác→ kết hợp với từ sâu: chỉ độ sâu không diễn tả được. Khiến cho câu thơ trở nên cuốn hút, mới lạ và mang một sắc thái mới

Advertisements (Quảng cáo)