Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Đọc hai đoạn trích nhật kí dưới đây: Lập dàn ý cho...

Đọc hai đoạn trích nhật kí dưới đây: Lập dàn ý cho đề văn: Hãy so sánh tâm trạng...

Đọc lại kiến thức về nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí. Trả lời Câu 4 - Bài tập viết và nói nghe trang 39 sách bài tập văn 12 - Cánh diều trang 39 - SBT Văn 12 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Đọc hai đoạn trích nhật kí dưới đây:

Lập dàn ý cho đề văn:

Hãy so sánh tâm trạng, ước mơ và lẽ sống của hai tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Mãi mãi tuổi hai mươi” (Nguyễn Văn Thạc)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại kiến thức về nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần so sánh, đánh giá

2. Thân bài:

Dẫn dắt vấn đề:

a.. Tâm trạng và ước mơ của hai tác giả:

- Tâm trạng của Nguyễn Văn Thạc:

+ Hướng tới cuộc sống có ý nghĩa, tràn đầy lòng trung hiếu và trách nhiệm.

+ Cống hiến cho cuộc sống một tâm hồn cao cả, biết yêu và ghét, sống vượt lên trên tính toán cá nhân.

- Tâm trạng của Đặng Thuỳ Trâm:

+ Tích cực, nhiệt huyết với lý tưởng chiến đấu cho độc lập, tự do.

+ Chấp nhận hi sinh để bảo vệ đất nước, đánh thắng giặc Mỹ, giành độc lập, tư do.

Advertisements (Quảng cáo)

b. Lẽ sống và trách nhiệm

- Nguyễn Văn Thạc:

+ Cao thượng, vượt lên trên tính toán cá nhân, cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống bình dị.

+ Cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả

- Đặng Thuỳ Trâm:

+ Cống hiến cho cách mạng, kháng chiến, hi sinh vì quê hương và nhân dân

+ Ôm trọn trách nhiệm của một chiến sĩ trên tuyến lửa.

c. Sự tương đồng và khác biệt:

- Tương đồng:

+ Tâm hồn cao cả và ước mơ lớn về một cuộc sống ý nghĩa.

+ Nhìn nhận giá trị của cuộc sống và đồng lòng với lý tưởng chiến đấu cho tự do và công bằng.

- Khác nhau:

+ Đặng Thuỳ Trâm hướng tới sự hi sinh và cống hiến trong chiến đấu.

+ Nguyễn Văn Thạc chú trọng vào sự cao thượng trong cuộc sống bình dị và trách nhiệm với lẽ sống chân chính.

3. Kết bài:

- Tóm tắt những điểm chính đã trình bày trong bài viết.

- Nhấn mạnh sự đa dạng và độc lập của tâm trạng, ước mơ, lẽ sống của tác giả