Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời...

Câu hỏi 1 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo: Phân tích bức tranh mùa thu trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây mùa thu tới...

Đọc hai khổ thơ đầu bài thơ Đây mùa thu tới, phân tích các chi tiết, hình ảnh. . . Gợi ý giải Câu hỏi 1 phần B trang 8 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo - Bài tập đọc trang 5 sách bài tập văn 12 - chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Phân tích bức tranh mùa thu trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây mùa thu tới. Bạn có nhận xét về cách miêu tả bức tranh thu ấy?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc hai khổ thơ đầu bài thơ Đây mùa thu tới, phân tích các chi tiết, hình ảnh... của bức tranh mùa thu. Đưa ra nhận xét về cách miêu tả bức tranh thu.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Khổ thơ thứ nhất: Bức tranh thu đẹp, thơ mộng mà buồn

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

+ Hình ảnh “Rặng liễu” là dấu hiệu của mùa thu, mang đến không khí buồn bã, lãng mạn.

+ Từ láy “đìu hiu” miêu tả không khí buồn, vắng vẻ.

+ Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để mô tả hoạt động của rặng liễu trầm mặc, đứng nghiêng mình. “Liễu” không chỉ là thực thể mà đó còn là hình ảnh buồn, nghiêng mình trước “tang”

+ Lá liễu buông dài như tóc nàng cô phụ “buồn buông xuống”. Lá liễu ướt đẫm sương thu tưởng như “lệ ngàn hàng”.

=> Từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo bao nỗi buồn thấm thía.

+ Biện pháp láy âm: “đìu hiu- chịu”, “tang - ngàn - hàng”, “buồn - buông - xuống” tạo nên vần thơ giàu âm điệu, nhạc điệu.

Say mê ngắm “rặng liễu đìu hiu...”, nhà thơ khẽ reo lên khi chợt nhận thấy thu đã đến.

Advertisements (Quảng cáo)

“Đây mùa thu tới mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”

+ Câu thơ thứ ba cất lên tiếng lòng thi sĩ: “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của thi sĩ đã bắt kịp bức thông điệp của đất trời. Dường như

giữa im lìm của vạn vật, chỉ một mình nhà thơ lắng nghe được bước chuyển rất nhẹ của thời gian. Câu thơ có giá trị như một lời thông báo, xác nhận sự hiện diện của thời gian. Trong một câu mà có tới hai lần “mùa thu tới”, thi sĩ như vội vàng, cuốn quýt thốt lên khi mùa thu vừa bước đến. Như đã chờ đợi từ lâu, Xuân Diệu mở rộng lòng mình để đón thu.

+ Thu vừa tới, sắc màu cỏ cây vạn vật đều đổi thay, trở thành "mơ phai” nhẹ nhàng và có chút mơ hồ đầy quyến rũ. Từ “dệt” cũng được sử dụng tinh tế cho thấy bước đi mùa thu như có sức chuyển biến mạnh mẽ tới vạn vật, đi tới đâu là nơi đó trở nên huy hoàng, lộng lẫy hơn bội phần. Câu thơ "Với áo mơ phai dệt lá vàng” là một câu thơ thi vị, nói lên cái hồn thu vừa mơ màng, lơ đãng nhưng cũng rất tươi sáng và rực rỡ.

- Khổ thơ thứ 2:

“Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá...

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

+ “Hơn một” cách nói diễn tả hoa lác đác tàn rụng trong vườn buổi đầu thu khi mùa thu tới.

+ Động từ “rũa” được sử dụng tinh tế, tạo cảm giác sự chuyển động, mùa thu như đang chiếm dần, lá đỏ mở rộng từng chút một và màu xanh dần dần biến mất. Hình ảnh “sắc đỏ rũa màu xanh” gợi tả một nét thu, sắc thu cho thấy cách nhìn, cách tả, cách cảm xúc của nhà thơ rất nhạy cảm và tinh tế.

+ Trong làn gió thu lành lạnh: “Những luồng run rẩy rung rinh lá/ Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Xuân Diệu không viết “làn gió” mà lại nói “luồng” có giá trị gợi tả đặc sắc. Gió nhè nhẹ nên cây cỏ mới rung rinh khẽ lay động.Gió nhè nhẹ, nên cây cỏ mới rung rinh khẽ lay động. Từ láy "run rẩy” vừa tạo hình vừa gợi cảm giác. Làn gió thu lạnh làm cho lá cây, nhánh cây rùng mình rùng mình.

+Lác đác trong vườn có "đôi nhánh khô gầy” rụng hết lá, khẳng khiu nhỏ bé "gầy”, chất nhựa cạn kiệt như "khô” lại. Hình ảnh "xương mỏng manh” đã cực tả dáng vẻ khô gầy, trơ trụi, tàn tạ của một nhánh cây nhỏ bé trong vườn hoa.

=> Từ láy "mỏng manh” phối hợp cùng các từ ngữ: "nhánh, khô, gầy, xương” - gợi lên cái hồn thu tàn tạ, tiêu sơ qua hình ảnh đôi nhánh cây nhỏ bé, trụi lá xác xơ đang "run rẩy rung rinh” trước những luồng gió thu lành lạnh.

Advertisements (Quảng cáo)