Trang chủ Lớp 12 SBT Vật lí 12 - Kết nối tri thức Bài 5.7 SBT Vật lý 12 – Kết nối tri thức: Hàn...

Bài 5.7 SBT Vật lý 12 - Kết nối tri thức: Hàn thiếc là một phương pháp nối kim loại với nhau bằng một kim loại hay hợp kim trung gian (thiếc) gọi là vảy hàn...

Vận dụng kiến thức về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng. Phân tích, đưa ra lời giải Bài 5.7 - Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng trang 15, 16, 17 - SBT Vật lý 12 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Hàn thiếc là một phương pháp nối kim loại với nhau bằng một kim loại hay hợp kim trung gian (thiếc) gọi là vảy hàn. Trong quá trình nung nóng để hàn, vảy hàn sẽ nóng chảy trước trong khi vật hàn chưa nóng chảy hoặc nóng chảy với số lượng không đáng kể. Khi đó kim loại làm vảy hàn sẽ khuếch tán thẩm thấu vào trong kim loại vật hàn tạo thành mối hàn. Thiếc hàn là hợp kim thiếc – chì có nồng độ phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ thiếc hàn 60 (60%Sn và 40%Pb) được sử dụng để hàn các dây dẫn hay mối nối trong mạch điện. Thiếc hàn phải có

A. nhiệt độ nóng chảy lớn để tránh nóng chảy mối hàn trong quá trình sử dụng.

B. nhiệt nóng chảy riêng lớn để tránh nóng chảy mối hàn trong quá trình sử dụng.

C. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng nhỏ hơn của kim loại vật hàn.

D. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng lớn hơn của kim loại vật hàn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Vận dụng kiến thức về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng

Answer - Lời giải/Đáp án

Để đáp ứng các yêu cầu trên, thiếc hàn cần có:

– Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn: Điều này giúp vảy hàn nóng chảy trước vật hàn, tạo điều kiện cho quá trình khuếch tán.

– Nhiệt nóng chảy riêng nhỏ hơn: Điều này có nghĩa là cần ít nhiệt lượng hơn để làm nóng chảy vảy hàn, giúp giảm thiểu nhiệt lượng truyền vào vật hàn và hạn chế nguy cơ làm nóng chảy vật hàn quá mức.

Đáp án: C

Advertisements (Quảng cáo)