Trang chủ Lớp 12 SGK Công nghệ 12 - Cánh diều Bài 7. Thực trạng trồng, chăm sóc bảo vệ và khai thác...

Bài 7. Thực trạng trồng, chăm sóc bảo vệ và khai thác rừng trang 34, 35, 36, 37 Công nghệ 12 Cánh diều: Rừng trồng tập trung nhiều ở những tỉnh nào ở nước ta?...

Phân tích và giải Câu hỏi trang 34: MĐ, CH, LT, VD; Câu hỏi trang 35: CH; Câu hỏi trang 36: LT, CH, LT; Câu hỏi trang 37: VD - Bài 7. Thực trạng trồng, chăm sóc bảo vệ và khai thác rừng trang 34, 35, 36, 37 SGK Công nghệ 12 Cánh diều - Bài 7. Thực trạng trồng - chăm sóc bảo vệ và khai thác rừng. Rừng trồng tập trung nhiều ở những tỉnh nào ở nước ta?...

Câu hỏi trang 34 Mở đầu (MĐ)

Rừng trồng tập trung nhiều ở những tỉnh nào ở nước ta?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức của bản thân

Answer - Lời giải/Đáp án

Rừng tập trung nhiều ở Nghệ An, Sơn La, Quảng Nam,…


Câu hỏi trang 34 Câu hỏi

Rừng trồng đóng góp như thế nào vào độ che phủ rừng ở nước ta từ năm 1990 đến 2022?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về thực trạng trồng, chăm sóc rừng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2022, công tác trồng rừng ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhờ đó tỉ lệ che phủ rừng ngày càng tăng.


Câu hỏi trang 34 Luyện tập (LT)

Quan sát Hình 7.1 và đánh giá thực trạng trồng rừng ở nước ta giai đoạn 1990 – 2022.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào Hình 7.1

Answer - Lời giải/Đáp án

Diện tích trồng rừng của nước ta tăng dần từ giai đoạn 1990 – 2022


Câu hỏi trang 34 Vận dụng (VD)

Tìm hiểu thực trạng trồng chăm sóc rừng ở một địa phương mà em biết.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức của bản thân

Answer - Lời giải/Đáp án

Tỉnh Quảng Nam, diện tích rừng trồng mỗi năm đều tăng.


Câu hỏi trang 35 Câu hỏi

Đánh giá thực trạng bảo vệ rừng ở nước ta.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về thực trạng bảo vệ, khai thác rừng

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ rừng ở nước ta đã có nhiều tiến bộ rõ rết, điển hình như

- Bảo vệ và phát triển được vốn rừng quốc gia, duy trì ổn định diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng và cây xanh.

- Nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và người dân đối với công tác bảo vệ rừng…


Câu hỏi trang 36 Luyện tập (LT)

Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng ở nước ta giai đoạn 2006 – 2020 dựa trên thông tin ở Bảng 7.2.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào Bảng 7.2.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tổng số vụ vi phạm giảm từ năm 2006 đến năm 2020 chỉ còn 83 000 vụ.

Tổng diện tích bị thiệt hại năm 2020 giảm 3 lần so với năm 2006.

Diện tích bị thiệt hại trung bình giảm xuống còn 32,8%.


Câu hỏi trang 36 Câu hỏi

Đánh giá thực trạng khai thác rừng ở nước ta.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Dựa vào kiến thức về khai thác rừng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2020, khả năng đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến tăng từ 30% đến trên 70%; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2020, cơ bản đạt mục tiêu Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam.


Câu hỏi trang 36 Luyện tập (LT)

Dựa vào Bảng 7.3, hãy so sánh về sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng cao su và cây phân tán ở nước ta giai đoạn 2008 – 2020.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào Bảng 7.3

Answer - Lời giải/Đáp án

Sản lượng gỗ từ rừng tự nhiên hầy như giảm dần đến khi không còn ở giai đoạn 2016 – 2020.

Sản lượng gỗ từ rừng trồng tăng gấp 4 đến 5 lần so với năm 2008.

Sản lượng gỗ từ cao su, cây phân tán tăng dần.


Câu hỏi trang 37 Vận dụng (VD)

Tìm hiểu thực trạng bảo vệ, khai thác rừng ở một địa phương mà em biết.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức của bản thân

Answer - Lời giải/Đáp án

Tìm hiểu thực trạng bảo vệ, khai thác rừng ở tỉnh Quảng Nam:

1. Về bảo vệ rừng:

- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng:

+ Diện tích: 680.249,67 ha.

+ Tỷ lệ che phủ: 42,1%.

- Thành quả:

+ Diện tích rừng tăng liên tục qua các năm.

+ Chất lượng rừng được cải thiện.

- Vấn đề tồn tại:

+ Vẫn còn tình trạng khai thác rừng trái phép.

+ Ý thức của một số người dân về bảo vệ rừng còn hạn chế.

2. Về khai thác rừng:

- Diện tích và sản lượng khai thác:

+ Diện tích khai thác được phép: 23.500 ha (năm 2022).

+ Sản lượng khai thác gỗ: 15 triệu m3 (năm 2022).

- Loại gỗ khai thác: Keo, bạch đàn, thông, dổi,...

- Vấn đề tồn tại:

+ Khai thác rừng trái phép.

+ Chế biến gỗ còn nhiều hạn chế.

3. Giải pháp:

- Bảo vệ rừng:

+ Tăng cường công tác quản lý rừng.

+ Nâng cao nhận thức của người dân.

+ Phát triển các mô hình trồng rừng hiệu quả.

- Khai thác rừng:

+ Xử lý nghiêm hành vi khai thác rừng trái phép.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.

+ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ