Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Cánh diều Câu hỏi mục I.1b trang 26 Địa lý 12, Cánh diều: Dựa...

Câu hỏi mục I.1b trang 26 Địa lý 12, Cánh diều: Dựa vào thông tin bài học, hãy: Trình bày sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta...

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 26. Gợi ý giải Câu hỏi mục I.1b trang 26 SGK Địa lí 12, Cánh diều - Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Trình bày sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta.

- Giải thích tại sao tài nguyên đất ở nước ta bị suy giảm

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 26.

Answer - Lời giải/Đáp án

* Sự suy giảm tài nguyên đất: Một số biểu hiện chủ yếu là xói mòn đất; hoang mạc hóa, mặn hoá, phèn hoá, suy giảm độ phì và ô nhiễm đất.

Advertisements (Quảng cáo)

- Quá trình xói mòn đất diễn ra chủ yếu ở miền núi, diện tích đất trống, đồi núi trọc, hoang hoá do xói mòn đất ở nước ta đã giảm nhưng vẫn còn lớn. Quá trình hoang mạc hoá xảy ra chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Quá trình phèn hoá, mặn hoá diễn ra chủ yếu ở các đồng bằng, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.... Độ phì của đất cũng đang suy giảm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là các vùng chuyên canh nông nghiệp.

- Tình trạng ô nhiễm đất xảy ra ở các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư, kinh tế - xã hội phát triển, các vùng chuyên canh, các làng nghề,...

*Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất:

- Các biện pháp canh tác đất không hợp lí, đặc biệt là trên các vùng đất dốc có thể làm cho đất bị xói mòn, suy giảm độ phủ,...

- Sự suy giảm của tài nguyên rừng, biến dổi khí hậu cùng với sự bất thường của thiên tai làm gia tăng lượng đất mất do xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn, hoang mạc hoá,...

- Chất thải từ các ngành công nghiệp, các làng nghề, sinh hoạt, việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp không hợp lí,... có thể gây ô nhiễm đất, làm giảm độ phì của đất,...