Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Cánh diều Câu hỏi mục III.2 trang 55 Địa lý 12, Cánh diều: Dựa...

Câu hỏi mục III.2 trang 55 Địa lý 12, Cánh diều: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày về tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp ở nước ta...

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 54. Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi mục III.2 trang 55 SGK Địa lí 12, Cánh diều - Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày về tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp ở nước ta.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 54, 55

Answer - Lời giải/Đáp án

Hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng); khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

Hoạt động

Lâm sinh

Khai thác, chế biến gỗ

và lâm sản

Advertisements (Quảng cáo)

Tình hình phát triển

- Diện tích rừng trồng tăng liên tục qua các năm; bình quân trong giai đoạn 2010 – 2021, mỗi năm cả nước trồng mới hơn 260 nghìn ha.

- Rừng trồng chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa và một số loại dược liệu, lâm sản quý (thảo quả, sâm, nấm,...).

- Hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng.

- Các hoạt động giao khoán rừng, trồng rừng khảo nghiệm, khuyến lâm, phát triển các mô hình du lịch sinh thái, mô hình trồng dược liệu, nấm,..., ứng dụng khoa học – công nghệ trong quản lí, chăm sóc rừng được thực hiện rộng rãi, góp phần làm gia tăng diện tích và tạo hệ sinh thái rừng bền vững.

- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng (rừng trồng) (2021) đạt 18,9 triệu m3 và có xu hướng tăng liên tục qua các năm.

- Sản lượng gỗ rừng trồng tăng, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa ở nước ta chủ động được cơ bản nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ Việt Nam.

Phân bố

Các vùng có diện tích rừng trồng mới nhiều: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Các vùng có sản lượng khai thác gỗ lớn: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Advertisements (Quảng cáo)