Câu hỏi/bài tập:
Viết một bài báo cáo ngắn về một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở địa phương em.
Phân tích thông tin SGK Địa lý 12 và liên hệ thực tiễn
VD: Sản xuất trang trại trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
1. Khái quát chung
2. Số lượng, các loại hình và quy mô sản xuất trang trại
Advertisements (Quảng cáo)
Trang trại huyện hậu Lộc tăng nhanh về số lượng và có mặt ở tất các các xã trên địa bàn huyện. Tính đến năm 2023, toàn huyện có 116 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quy mô lớn, giá trị đạt từ 2 tỷ đồng/năm trở lên). Trong đó: Trang trại chăn nuôi là 112 trang trại, trang trại nuôi trồng thủy sản là 4 trang trại.
Các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Hậu Lộc ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng các trang trại trồng trọt, tăng tỉ trọng các trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản do nhu cầu thị trường lớn và cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo hơn. Đến năm 2023, trên địa bàn toàn huyện Hậu Lộc không còn trang trại trồng trọt đạt chuẩn theo Thông tư số 02/2020/TT – BNNPTNT. Phần lớn các trang trại trồng trọt (trước chuyên canh lúa) đã chuyển sang hoạt động theo các mô hình kết hợp như: mô hình cá - lúa và nuôi vịt, trồng cây ăn quả - chăn nuôi đa canh, đa con.
Mỗi địa phương, dựa vào những lợi thế sẵn có khác nhau, phát triển các loại hình trang trại khác nhau. Trong đó:
Các xã Minh Lộc, Phú Lộc, Hưng Lộc với diện tích đất đai rộng lớn, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật khá tốt, thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở thức ăn đảm bảo thuận lợi cho phát triển trang trại chăn nuôi. Minh Lộc là xã có số lượng trang trại chăn nuôi quy mô lớn cao nhất toàn huyện với 48 trang trại.
Các xã ven biển Hòa Lộc, Hải Lộc với hệ thống sông ngòi phát triển, giáp vùng biển ấm thích hợp cho phát triển trang trại thủy sản với 4 trang trại quy mô lớn. Quy mô sản xuất của các trang trại có sự chênh lệch. Nhìn chung, các trang trại chăn nuôi quy mô với đàn lợn từ 43 – 600 con; đàn gia cầm từ 4500 – 49000 con. Các trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện có diện tích bình quân khoảng 10 ha/trang trại. Giá trị sản xuất của các trang trại đạt từ 2 tỷ đồng/năm trở lên.
Ngoài ra, toàn huyện có hàng trăm trang trại và gia trại có quy mô vừa và nhỏ, chưa đạt tiêu chí theo thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT. Điều này chứng minh rằng, sản xuất trang trại là thế mạnh và xu thế phát triển của nông nghiệp huyện Hậu Lộc thời điểm hiện tại.
Nhìn chung, các trang trại của huyện đều đang hoạt động có hiệu quả. Các trang trại hoạt động theo hình thức liên kết (liên kết CP, liên kết Hồng Hà,…) có độ rủi ro thấp do được bao đầu ra và hỗ trợ nhiều về vấn đề dịch bệnh nên lợi nhuận thường ổn định qua các năm. Ngược lại, các trang trại tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, sự lên xuống bấp bênh của giá thị trường nên còn nhiều bất ổn.