Câu hỏi/bài tập:
Chủ đề 3 trang 167 SGK Địa lí 12,
Viết báo cáo giới thiệu địa lí địa phương về chủ đề: Dân cư và xã hội.
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 166 – 167 và liên hệ thực tiễn.
VD: Thành phố Hà Nội
Advertisements (Quảng cáo)
Thành phố Hà Nội có dân số đông dân thứ hai của cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh và tăng liên tục qua các năm. Năm 2021, dân số của Thành phố Hà Nội khoảng 8330,83 nghìn người (chiếm 8,46% dân số cả nước). Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,02%, tỉ lệ dân thành thị chiếm 49,16% dân số toàn thành phố.
Về cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, số người dưới 15 tuổi chiếm 23,0%, số người thuộc nhóm tuối từ 15 – 59 là 66,6%, còn số người từ 60 tuối trở lên là 10,4%.
Hà Nội là địa bàn cư trú của người Kinh (chiếm khoảng 99%), ngoài ra còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em khác, chủ yếu là người Mường (tập trung tại các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai...), người Tày, người Nùng, người Dao và một số dân tộc ít người. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng về phong tục tập quán, tín ngưỡng và kinh nghiệm sản xuất.
Thành phố Hà Nội có mật độ dân số ở Hà Nội khá cao, nhưng phân bố dân số không đồng đều; khoảng cách về dân số giữa quận và huyện, giữa thành thị và nông thôn và ngay cả giữa các huyện ngoại thành còn khá lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng. Năm 2021, mật độ dân số của Thành phố Hà Nội là 2480 người/km2, các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Cầu Giấy vẫn là những nơi có mật độ dân số cao nhất Thành phố, tương ứng là 37347 người/km2; 32291 người/km2; 29589 người/km2và 23745 người/km2. Những quận mới thành lập như Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Hà Đông do dân số tăng nhanh đã trở thành những địa bàn có mật độ dân cư đông đúc không thua kém các quận trung tâm.
Hà Nội có nguồn lao động dồi dào và trình độ khá cao.Hà Nội hiện đang có 4,29 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó 97,6% biết đọc biết viết, 22,1% tốt nghiệp phổ thông cơ sở, 46,7% tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Những tỷ lệ này đều cao hơn bình quân của cả nước với thứ tự là 93,5%, 21,9% và 26,4%. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, có 26,9% số người 15 tuổi trở lên đã được đào tạo; trong đó có 3,6% số người có bằng sơ cấp, 7,5% có bằng trung cấp, 2,5% có bằng cao đẳng và 13,3% có bằng đại học trở lên. Đặc biệt, trong 4,29 triệu người 15 tuổi trở lên, đã có 3,2 triệu người (chiếm 75%) đang tham gia hoạt động ở các ngành kinh tế, số người còn lại là học sinh, sinh viên, những người nội trợ, những người không có khả năng lao động và không có nhu cầu làm việc.
Như vậy, Hà Nội có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.Dân số trẻ nên có nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, là động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dân cư đông và tăng nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội. Ngoài ra, mật độ dân số ở Hà Nội khá cao, nhưng phân bố dân số không đồng đều; khoảng cách về dân số giữa quận và huyện, giữa thành thị và nông thôn và ngay cả giữa các huyện ngoại thành còn khá lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng.