Câu hỏi/bài tập:
Chủ đề 4 trang 167 SGK Địa lí 12,
Viết báo cáo giới thiệu địa lí địa phương về chủ đề: Kinh tế.
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 166 – 167 và liên hệ thực tiễn.
Advertisements (Quảng cáo)
VD: Thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội có quy mô kinh tế lớn thứ hai cả nước, chiếm khoảng 12,5-12,6% tổng GDP cả nước. Quy mô GRDP năm 2022 đạt 772,2 nghìn tỷ đồng. Thu nhập tính theo GRDP tăng lên, bình quân đầu người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng (giá hiện hành) - khoảng 5.950 USD, gấp 1,45 lần cả nước.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố ước đạt 400,4 nghìn tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, năm 2023. Chi ngân sách chuyển dịch theo hướng tích cực, ước thực hiện 102,1 nghìn tỷ đồng, đạt 97,2% dự toán năm và tăng 9,9%. Thu hút đầu tư đạt kết quả nổi bật, dự kiến năm 2023, thu hút FDI của Thành phố đạt gần 2,9 tỷ đô la Mỹ, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 6,3% so với năm trước. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hơn 58 tỷ USD.
Cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực. Cụ thể, lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, lĩnh vực nông nghiệp giảm. Nếu như năm 2011, dịch vụ chiếm 63%; công nghiệp - xây dựng chiếm 20%; nông nghiệp chiếm 3,6%; thuế sản phẩm chiếm 13,4% thì đến năm 2022, ngành dịch vụ vẫn chiếm ưu thế với 63,22%; công nghiệp - xây dựng tăng lên 24,04%; nông nghiệp và thuế sản phẩm giảm còn 2,08% và 10,66%.Tương ứng với cơ cấu này, cơ cấu lao động cũng thay đổi, so với năm 2015, lao động trong ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng hiện nay đã tăng khoảng 6,5%; tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 19,7% xuống chỉ còn 6,9%. Năng suất lao động cũng được nâng cao.
Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn chuyển dịch theo hướng tích cực và đạt mức tăng trưởng khá. Giai đoạn 2011-2022, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 8,19%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước (6,67%). Cơ cấu các ngành được điều chỉnh, tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và phát triển công nghệ cao ở một số lĩnh vực: Điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, nano, plasma, laser, công nghệ sinh học...Doanh thu các sản phẩm công nghiệp chủ lực đạt hơn 250.000 tỷ đồng.
Trong phát triển kinh tế, du lịch được thành phố Hà Nội chú trọng phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. TP Hà Nội ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có trình độ chất lượng cao tập trung vào 8 lĩnh vực: Du lịch, thương mại, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ, y tế, tài chính - ngân hàng, giáo dục và đào tạo, vận tải công cộng. Năm 2019, Thủ đô Hà Nội đón 21,92 triệu lượt khách nội địa (gấp 1,9 lần năm 2011), 7,02 triệu lượt khách quốc tế (gấp 3,7 lần năm 2011), chiếm hơn 37% lượng khách quốc tế của cả nước, xứng đáng vai trò trung tâm điều phối du lịch lớn nhất khu vực phía Bắc.