Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Kết nối tri thức Phân tích các thế mạnh và hạn chế về điều kiện...

[Địa 12] Phân tích các thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta...

Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục I.2 trang 50 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức - Bài 11. Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta:

*Thế mạnh:

- Dân cư và nguồn lao động:

Việt Nam có số dân đông, là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, thuận lợi cho việc áp dụng khoa học – công nghệ mới vào sản xuất.

Advertisements (Quảng cáo)

- Khoa học công nghệ và cơ sở vật chất – kỹ thuật:

+ Khoa học công nghệ được ứng dụng trong nhiều khâu sản xuất: lai tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; kỹ thuật tiên tiến được sử dụng trong canh tác, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm,... tạo ra các sản phẩm an toàn, có giá trị cao.

+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện như các công trình thuỷ lợi, kênh, mương dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở chế biến nông sản và các dịch vụ nông nghiệp ngày càng được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, quy mô lớn.

- Thị trường tiêu thụ nông sản: Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu, có mặt ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,...

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Nhà nước ban hành nhiều chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển như: thu hút vốn đầu tư, cho vay vốn ưu đãi, tái cơ cấu nông nghiệp; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu,...

* Hạn chế:

- Cơ sở vật chất – kỹ thuật ở một số vùng còn hạn chế, chưa hoàn thiện và đồng bộ. Công nghiệp chế biến ở một số vùng chưa phát triển, công nghệ còn lạc hậu nên giá trị sản phẩm không cao.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp biến động, việc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu còn hạn chế.