Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Kết nối tri thức Trình bày thực trạng phát triển và phân bố của ngành chăn...

Trình bày thực trạng phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi nước ta -trang 55 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức...

Nêu được thực trạng phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi nước ta. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục III.2 trang 55 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức - Bài 11. Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 11.2, hãy trình bày thực trạng phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi nước ta.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nêu được thực trạng phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi nước ta

Answer - Lời giải/Đáp án

Thực trạng phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi nước ta:

- Giá trị sản xuất và tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ngày càng tăng.

- Giá trị sản xuất của ngành năm 2021 chiếm 34,7% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

- Ngành chăn nuôi đã có những chuyển biến tích cực, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến được áp dụng vào các mô hình trang trại; phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng nuôi an toàn để kiểm soát dịch bệnh; chế biến sâu, gắn với phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp.

Loài

Thực trạng phát triển

Phân bố

Chăn nuôi lợn, gia cầm

Lợn

- Lợn là vật nuôi lấy thịt quan trọng nhất ở nước ta.

- Năm 2021, đàn lợn nước ta có khoảng 23,1 triệu con, cung cấp trên 62% sản lượng thịt các loại.

- Chăn nuôi lợn hiện nay không chỉ gắn với vùng sản xuất lương thực mà còn dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp với việc phát triển mô hình trang trại tập trung.

Advertisements (Quảng cáo)

Các vùng chăn nuôi lợn nhiều ở nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm 23,8% tổng số lượng đàn lợn cả nước) và Đồng bằng sông Hồng (chiếm 20,6%).

Gia cầm

- Số lượng gia cầm ở nước ta tăng nhanh do sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến thức ăn nên

- Tổng đàn gia cầm năm 2021 là 524,1 triệu con.

- Gà được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với tỉ trọng lần lượt khoảng 23% và 22% tổng số lượng đàn gà cả nước (năm 2021).

+ Vịt được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chăn nuôi trâu, bò

Trâu

- Số lượng đàn trâu những năm qua có xu hướng giảm.

- Các vùng nuôi trâu nhiều ở nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, chiếm lần lượt là 55,0% và 33,1% tổng số lượng đàn trâu của cả nước (năm 2021).

- Số lượng đàn bò nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây và được nuôi theo hướng chuyên môn hoá.

- Bò lấy sữa được nuôi nhiều trên các vùng cao nguyên với quy mô lớn, công nghệ chăn nuôi hiện đại, gắn với chế biến sữa thành phẩm.

- Chăn nuôi bò thịt cũng phát triển mạnh theo hướng tập trung, trong đó con giống, nguồn thức ăn, dịch vụ thú y được chú trọng đầu tư, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

- Ngoài ra, chăn nuôi dê, cừu,... cũng đang được phát triển trong những năm gần đây ở một số địa phương.

- Các vùng nuôi bò nhiều ở nước ta là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ, chiếm lần lượt là 37,7% và 19,0% tổng số lượng đàn bò cả nước (năm 2021).