Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Kết nối tri thức Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển...

Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta - trang 58 SGK Địa lí 12...

Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục I.1 trang 58 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức - Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin mục I, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta.

Answer - Lời giải/Đáp án

Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta:

* Thế mạnh:

- Năm 2021, tổng diện tích rừng nước ta là hơn 14 745,2 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 69%, còn lại là rừng trồng; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.

Advertisements (Quảng cáo)

- Rừng của nước ta có nhiều loại gỗ tốt như đinh, lim, nghiến, tấu,... cùng nhiều loại lâm sản khác có giá trị.

- Trên phạm vi cả nước, nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển được thành lập nhằm bảo tồn nguồn gen và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Mỗi năm, nước ta có khả năng khai thác hơn chục triệu mét khối gỗ, hàng trăm triệu cây tre, luồng, nứa,... phục vụ cho ngành chế biến gỗ, sản xuất giấy và các nhu cầu khác.

- Ngoài ra, các điều kiện về địa hình, đất, khí hậu thuận lợi cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi tự nhiên và bảo vệ rừng. Nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp được triển khai như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư bảo vệ, quản lý rừng tự nhiên; xã hội hoá nghề rừng, phát triển lâm nghiệp cộng đồng; phát triển nông lâm kết hợp,... tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chế biến sâu, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường,... được tăng cường trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.

* Hạn chế:

- Chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh mới phục hồi. Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.

- Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn hạn chế.