Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Kết nối tri thức Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên...

Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta trang 63...

Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục II trang 63 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức - Bài 13. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta.

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta:

Advertisements (Quảng cáo)

- Vùng chuyên canh hay vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm là vùng tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu,...), điều kiện kinh tế – xã hội nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả cao.

- Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hoá.

- Các vùng chuyên canh được hình thành với quy mô lớn, tương đương với vùng nông nghiệp, như các vùng chuyên canh cây công nghiệp: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ; các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng....

- Ngoài các vùng chuyên canh có quy mô tương ứng với vùng nông nghiệp, còn có các vùng chuyên canh có quy mô lãnh thổ nhỏ hơn, nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp (vùng chuyên canh mía ở Đồng bằng sông Cửu Long, dứa ở Bắc Trung Bộ,...), hoặc một địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hoá sâu về một sản phẩm chính (vùng chuyên canh vải ở Hải Dương, Bắc Giang, nhân ở Hưng Yên, nho và thanh long ở Bình Thuận,...).

- Các vùng chuyên canh được định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Advertisements (Quảng cáo)