Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Kết nối tri thức Lập bảng tóm tắt tình hình phát triển và phân bố của...

Lập bảng tóm tắt tình hình phát triển và phân bố của một ngành công nghiệp đã học...

Lập bảng tóm tắt kiến thức. Trả lời Câu hỏi Luyện tập trang 76 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức - Bài 16. Một số ngành công nghiệp.

Câu hỏi/bài tập:

Lập bảng tóm tắt tình hình phát triển và phân bố của một ngành công nghiệp đã học.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lập bảng tóm tắt kiến thức

Answer - Lời giải/Đáp án

Tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp:

Ngành

Sự phát triển

Phân bố

Công nghiệp khai thác than

+ Được đầu tư, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, cơ giới hoá, tự động hoá đồng bộ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạn chế tác động đến môi trường.

+ Chủ yếu phục vụ công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu.

Tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn được khai thác ở các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,...

Công nghiệp khai thác dầu khí

+ Nhiều công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác dầu khí đã được áp dụng như: công nghệ khai thác dầu trong đá móng, công nghệ làm lạnh sâu dòng khi nguyên liệu, công nghệ nén khí thiên nhiên,... góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm, giảm thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

+ Trong tương lai, ngành công nghiệp dầu khí của nước ta sẽ phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu để đảm bảo nguồn năng lượng quốc gia.

+ Dầu thô được khai thác chủ yếu ở thểm lục địa phía nam với các mỏ Rồng, Bạch Hồ, Rạng Đông, Hồng Ngọc,...

+ Khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bế Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu,...

Công nghiệp sản xuất điện

+ Được hình thành và bắt đầu phát triển từ lâu, hiện nay có sự tăng trưởng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu điện năng cho đất nước.

+ Cơ cấu nguồn điện ở nước ta gồm: thuỷ điện, nhiệt điện (than, khí, dầu), điện mặt trời, điện gió và nguồn khác.

+ Các nhà máy thuỷ điện phân bố gắn liền với những vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn

+ Nhiệt điện nước ta gồm có nhiệt điện than và nhiệt điện khí

Advertisements (Quảng cáo)

+ Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long

Công nghiệp sản xuất điện tử, máy vi tính

+ Cơ cấu của ngành rất đa dạng, gồm các lĩnh vực như sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính, diện thoại di động, thiết bị điện dân dụng....

+ Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, dữ liệu lớn,...) nên ngành có tốc độ tăng trưởng cao, dem lại giá trị kinh tế lớn và có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta.

Được phát triển và phân bố ở các địa phương có nhiều lợi thế về nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm

- Sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành được phát triển từ lâu đời dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Chất lượng sản phẩm của ngành ngày càng được nâng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhờ dấy mạnh áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ sinh học, công nghệ xử lý nhiệt, công nghệ bao bì và đóng gói,...

Phân bố rộng khắp cả nước dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Các trung tâm công nghiệp chế biến thực phẩm lớn ở nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.....

Công nghiệp sản xuất đồ uống

- Là một trong những ngành có truyền thống lâu đời ở nước ta.

_ Công nghệ mới đã được áp dụng trong sản xuất (công nghệ chiết lạnh vô trùng, tự động hoá,...) nên chất lượng sản phẩm đồ uống được cải thiện, giữ được thị phần trong nước và bước đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Các cơ sở sản xuất đồ uống phân bố tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long....

Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục

- Các sản phẩm chính của ngành là sợi, vải, quần áo,... có sản lượng tăng liên tục.

- Nhiều sản phẩm đã đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước về chất lượng và mẫu mã nhờ công nghệ và kỹ thuật hiện đại.

Được phát triển mạnh ở các địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.....

Công nghiệp sản xuất dày dép

- Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta phát triển nhanh, các sản phẩm giày, dép trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước.

- Công nghiệp sản xuất giày, dép được đẩy mạnh tự động hoá, tích hợp hệ thống trong sản xuất, thay đổi phương thức cung ứng nguyên, phụ liệu để phù hợp với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các cơ sở sản xuất giày, dép tập trung ở Hà Nội và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,…