Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Kết nối tri thức Tại sao vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên...

Tại sao vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường được quan tâm đặc biệt ở nước ta hiện nay?...

Nêu được thực trạng về sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên. Trả lời Câu hỏi Luyện tập trang 31 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức - Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Câu hỏi/bài tập:

Tại sao vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường được quan tâm đặc biệt ở nước ta hiện nay?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nêu được thực trạng về sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên

Answer - Lời giải/Đáp án

Các nguồn tài nguyên đang ngày càng bị suy giảm, môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm. Vì vậy, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường được quan tâm đặc biệt ở nước ta hiện nay:

* Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên:

- Sự suy giảm tài nguyên đất:

+ Năm 2021, nước ta có hơn 33,1 triệu ha tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 84,5% là đất nông nghiệp, 11,9% là đất phi nông nghiệp và 3,6% là đất chưa sử dụng.

+ Diện tích đất canh tác đang bị thoái hoá ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm.

- Sự suy giảm tài nguyên sinh vật được thể hiện rõ qua sự suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học.

+ Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã bị suy giảm nghiêm trọng.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Một số loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã làm suy giảm nguồn gen di truyển.

+ Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít, chủ yếu còn lại là hệ sinh thái rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô có nguy cơ suy giảm đáng kể.

- Sự suy giảm tài nguyên nước:

+ Tình trạng suy giảm tài nguyên nước ở nước ta là một vẫn để đáng báo động.

+ Nguồn nước mặt (sông, hồ) ở nhiều nơi đang bị suy giảm và ô nhiễm. Nguồn nước ngầm ở một số khu vực hạ thấp đáng kể.

+ Ở nhiều khu vực, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô.

* Ô nhiễm môi trường: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang là vấn đề cấp bách, mức độ ô nhiễm ở một số khu vực ngày càng gia tăng. Trong đó, đáng chú ý nhất là ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước.

- Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn tại một số thành phố lớn do khói bụi từ các phương tiện giao thông; tại các khu công nghiệp, khu vực sản xuất, kinh doanh do khí thải. Ô nhiễm bụi ở nông thôn từ hoạt động nông nghiệp do đốt phế phẩm nông nghiệp như đốt rơm, rạ.

- Ô nhiễm môi trường nước ở một số đoạn sông do chất thải, nước thải từ đô thị, làng nghề. Nước ngầm bị nhiễm mặn do khai thác quá mức. Ô nhiễm nước biển do nước thải, rác thải nhựa từ các thành phố ven biển và các khu vực du lịch. Ô nhiễm nước ngầm, Ô nhiễm đất do vẫn để tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu và thiên tai cũng tác động đến ô nhiễm môi trường.