Trang chủ Lớp 12 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 - Cánh diều Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về pháp luật...

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về pháp luật quốc tế trong một lĩnh vực cụ thể. Em hiểu thế nào là pháp luật quốc tế? ... Em hiểu thế nào là pháp luật quốc tế?...

Đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu. Trả lời Câu hỏi mục 1a trang 108 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều - Bài 15. Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế.

Câu hỏi/bài tập:

a. Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về pháp luật quốc tế trong một lĩnh vực cụ thể.

b. Em hiểu thế nào là pháp luật quốc tế?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu.

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

- Theo pháp luật quốc tế, thành phần dân cư của quốc gia bao gồm hai bộ phận cơ bản là công dân của quốc gia sở tại và người nước ngoài; ngoài ra, ở các nước còn có người không quốc tịch.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Công dân của quốc gia là những người mang quốc tịch của quốc gia sở tại, chiếm đại bộ phận dân cư của quốc gia. Công dân của quốc gia có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật quốc gia, được Nhà nước bảo hộ khi công tác, học tập, lao động và sinh sống ở nước ngoài.

+ Người nước ngoài là những người không mang quốc tịch của quốc gia nơi họ đang cư trú, bao gồm:

▪ Người có một quốc tịch nước ngoài và người có hai hoặc nhiều quốc tịch.

▪ Người nước ngoài chịu sự điều chỉnh của cả hệ thống pháp luật quốc gia sở tại nơi họ công tác, học tập, lao động, sinh sống.

▪ Ở nước sở tại, người nước ngoài được hưởng chế độ đối xử quốc gia và chế độ đối xử tối huệ quốc khi tham gia hoạt động thương mại, hàng hải.

▪ Ngoài ra, người nước ngoài là viên chức ngoại giao, lãnh sự làm việc trong Cơ quan đại diện ngoại giao và Cơ quan lãnh sự nước ngoài và trong các tổ chức quốc tế ở nước sở tại còn được hưởng chế độ đối xử đặc biệt.

b.

- Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế.