Trang chủ Lớp 12 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 - Cánh diều Thông tin và trường hợp trên nói về mối quan hệ nào...

Thông tin và trường hợp trên nói về mối quan hệ nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?...

Đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu. Phân tích và giải Câu hỏi mục 1b trang 108 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều - Bài 15. Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế.

Câu hỏi/bài tập:

a. Thông tin và trường hợp trên nói về mối quan hệ nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? Mối quan hệ đó được biểu hiện như thế nào?

b. Em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu.

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

Advertisements (Quảng cáo)

Thông tin và trường hợp trên nói về mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Mối quan hệ này được biểu hiện qua việc:

+ Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thực hiện các cam kết quốc tế bằng cách ban hành các văn bản pháp luật quốc gia phù hợp với các công ước, hiệp định quốc tế mà họ đã ký kết.

+ Đồng thời, pháp luật quốc tế cũng có thể bị ảnh hưởng bởi pháp luật quốc gia, như trong trường hợp quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trong Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao có nguồn gốc từ quyền bất khả xâm phạm đối với sứ giả nước ngoài được quy định trong pháp luật Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại.

b.

Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là mối quan hệ biện chứng, hai chiều, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

+ Pháp luật quốc gia ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế. Trong quá trình xây dựng pháp luật quốc tế, các quốc gia đều cố gắng đưa quan điểm, ý chí của mình vào các quy định của pháp luật quốc tế. Đến nay, nhiều quy phạm của pháp luật quốc tế có nguồn gốc xuất phát từ quan điểm pháp luật quốc gia.

+ Pháp luật quốc tế tác động đến sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các điều ước quốc tế mà mình đã kí kết hoặc tham gia, bằng cách ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế mà mình là thành viên, làm cho pháp luật quốc tế được thực hiện ở quốc gia.