Câu hỏi/bài tập:
53 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1. Gia đình anh T có thu nhập khá cao nhưng tháng nào chỉ tiêu cũng thiếu. Thói quen chỉ tiêu không kế hoạch khiến gia đình anh luôn gặp phải áp lực tài chính và nợ nần.
Trường hợp 2. Tháng vừa rồi, gia đình bạn N phát sinh một số khoản chỉ ngoài kế hoạch nên mẹ của N đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu của các thành viên trong gia đình.
a. Em hãy chỉ ra những thói quen chi tiêu hợp lí, không hợp lý của các gia đình trong mỗi trường hợp trên.
b. Em sẽ đưa ra lời khuyên cho các gia đình trên như thế nào để quản lý thu, chi trong gia đình hiệu quả hơn?
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào kiến thức đã học trong bài, kết hợp với khảo sát thực trạng địa phương để hoàn thành bài tập
a.
- Trường hợp 1: Gia đình anh T có thói quen chi tiêu chưa tốt, mua hàng theo cảm tính, không cân đối được thu, chi.
- Trường hợp 2: Gia đình bạn N có thói quen chi tiêu tốt khi đã: xác định và phân chia tỉ lệ hợp lý giữa chi tiêu thiết yếu và chi tiêu không thiết yếu.
b.
- Trường hợp 1: Gia đình anh T nên lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể và tuân thủ nó. Việc này bao gồm việc xác định các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu, và phân bổ tỷ lệ thu nhập cho mỗi khoản. Điều này sẽ giúp gia đình anh T kiểm soát tốt hơn việc chi tiêu và giảm bớt áp lực tài chính.
- Trường hợp 2: Gia đình bạn N đã có một thói quen tốt là cắt giảm các khoản chi không thiết yếu khi cần thiết. Tuy nhiên, để tránh phát sinh các khoản chi ngoài kế hoạch, họ nên lập một kế hoạch chi tiêu dự phòng cho những trường hợp bất ngờ.