Trang chủ Lớp 12 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 - Chân trời sáng tạo Bản 2 Hoạt động 3. quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè...

Hoạt động 3. quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè trang 28, 29 Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2: Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?...

Việc phân chia nhiệm vụ không công bằng khi tham gia hoạt động chung. Trả lời CH 1, CH 2, CH 3, CH 4 - Hoạt động 3. Giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè trang 28, 29 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2 - Chủ đề 3. Phát triển các mối quan hệ với thầy cô - bạn bè. Chỉ ra những nguyên nhân thường gặp dẫn đến mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè...Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?

Câu hỏi 1

Chỉ ra những nguyên nhân thường gặp dẫn đến mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Việc phân chia nhiệm vụ không công bằng khi tham gia hoạt động chung:

- Bất đồng quan điểm khi giải quyết một vấn đề chung,

- Không tôn trọng sự khác biệt của nhau;

-...

Answer - Lời giải/Đáp án

- Việc phân chia nhiệm vụ không công bằng khi tham gia hoạt động chung:

- Bất đồng quan điểm khi giải quyết một vấn đề chung,

- Không tôn trọng sự khác biệt của nhau;

- Thiếu tin tưởng nhau

- Cảm giác ghen tức và sự cạnh tranh trong mối quan hệ bạn bè


Câu hỏi 2

Xác định cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của bạn để hiểu rõ vấn đề;

- Nhường nhịn, thấu hiểu bạn;

- Kiềm chế cảm xúc của bản thân;

- Tôn trọng sự khác biệt về quan điểm, khả năng, sở thích,... của bạn;

- Công bằng khi phân chia nhiệm vụ trong các hoạt động chung

-...

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của bạn để hiểu rõ vấn đề;

- Nhường nhịn, thấu hiểu bạn;

Advertisements (Quảng cáo)

- Kiềm chế cảm xúc của bản thân;

- Tôn trọng sự khác biệt về quan điểm, khả năng, sở thích,... của bạn;

- Công bằng khi phân chia nhiệm vụ trong các hoạt động chung

- Dành thời gian để lắng nghe quan điểm và cảm xúc của bạn bè một cách chân thành và tôn trọng.

- Trò chuyện một cách trực tiếp và thành thật


Câu hỏi 3

Đóng vai xử lý tình huống để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè.

- Tình huống 1: Trong quá trình làm bài tập nhóm, K nghĩ mình học giỏi nên có quyền tự quyết định mà không thảo luận, thống nhất với các bạn. Khi V và các bạn trong nhóm không đồng ý thì K nói: "Trao đổi làm gì cho mất thời gian vì các bạn có biết làm đâu”. V tức giận và yêu cầu K phải thống nhất với cả nhóm trước khi nộp bài.

Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?

- Tình huống 2: Giáo viên chủ nhiệm giao cho Ban cán sự lớp, Ban Chấp hành Chi đoàn lựa chọn và thực hiện tiết mục văn nghệ để tham gia hoạt động kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 do nhà trường tổ chức. Bạn Lớp phó phụ trách phong trào đề xuất cả lớp chỉ cần tham gia một tiết mục múa dân vũ, bạn Bí thư Chi đoàn thì cho rằng cả lớp nên hát đồng ca. Hai bạn tranh luận khá căng thẳng.

Nếu là Lớp trường, em sẽ làm gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS đóng vai nhân vật để xử lý tình huống.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tình huống 1

Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ bày tỏ quan điểm của mình một cách lịch sự và tử tế đồng thời tìm cách thuyết phục K hiểu rằng việc thảo luận và thống nhất là quan trọng trong làm việc nhóm. Em sẽ đề xuất một cuộc họp nhóm để mọi người có thể trao đổi ý kiến và tìm ra giải pháp phù hợp cho bài tập. Nếu K vẫn không chịu thay đổi, em sẽ thực hiện cuộc họp với tất cả thành viên trong nhóm để thống nhất cách hoàn thành bài tập.

- Tình huống 2

Nếu là Lớp trưởng, em sẽ chủ động vào cuộc để hòa giải và tìm ra một giải pháp mà cả hai bạn đều đồng ý. Trước hết, em sẽ lắng nghe quan điểm của cả hai bạn và thể hiện sự tôn trọng đối với cả hai ý kiến. Sau đó, em sẽ đề xuất một cuộc họp đồng lòng với Ban cán sự lớp và Ban Chấp hành Chi đoàn để mọi người cùng thảo luận và quyết định về tiết mục văn nghệ. - Trong cuộc họp, em sẽ khuyến khích mọi người mở lòng lắng nghe ý kiến của nhau và tìm ra giải pháp mà tất cả đều hài lòng. Cuối cùng, em sẽ đảm bảo rằng quyết định được đưa ra là một quyết định đồng lòng và tất cả các bạn đều sẽ chịu trách nhiệm thực hiện tiết mục văn nghệ một cách tích cực.


Câu hỏi 4

Chia sẻ những tình huống mâu thuẫn với các bạn và cảm xúc của em khi giải quyết được mâu thuẫn đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân để thực hiện bài tập này.

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi giải quyết được mâu thuẫn với các bạn, em cảm thấy rất hài lòng và nhẹ nhõm. Cảm giác được thấu hiểu và hiểu được quan điểm của đối phương tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và hòa thuận. Đồng thời, việc giải quyết mâu thuẫn cũng là cơ hội để mối quan hệ với bạn bè trở nên chặt chẽ hơn và đồng lòng hơn. Những trải nghiệm này giúp em học hỏi và trưởng thành hơn trong giao tiếp và xử lý mâu thuẫn trong tương lai.

Advertisements (Quảng cáo)