Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Cánh diều Dựa vào thông tin trong mục Trình bày những nội dung chính...

Dựa vào thông tin trong mục Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 2006-202Nêu tên một số tổ chức quốc tế...

Đọc kỹ phần 3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi mục 3 - Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin trong mục 3: Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 2006-2021. Nêu tên một số tổ chức quốc tế Việt Nam đã tham gia trong giai đoạn 2006-2021?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần 3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng(từ năm 2006 đến nay) (SGK trang 63)

- Chỉ ra những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 2006-2021. Nêu tên một số tổ chức quốc tế Việt Nam đã tham gia.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Sau 20 năm đổi mới (1986 -2006), thể và lực của Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc, uy tín quốc tế không ngừng được nâng cao. Tuy vây, nhiều nguy cơ, thách thức vẫn tồn tại. Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn này là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn.

- Các kì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006), XI (2011), XII (2016), XIII (2021) tiếp tục phát triển đường lối Đổi mới, với chủ trương chung là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Advertisements (Quảng cáo)

Đường lối Đổi mới từ năm 2006 đến nay thế hiện những nội dung chủ yếu sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổi mới; phát triển nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tư duy phát triển, phương thức phát triển

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

- Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng: tăng cường quốc phòng và an ninh.

- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tiếp tục phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại: chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng....

Trong giai đoạn từ 2006 đến 2021, một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia bao gồm: Liên Hợp Quốc (United Nations), ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), World Bank (Ngân hàng Thế giới), ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á), ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc)