Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Cánh diều Nêu những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

Nêu những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN...

Đọc kỹ phần 1c. Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN (SGK trang 23). Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi 3 mục 1 trang 24, SGK lịch sử 12 Cánh Diều - Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực.

Câu hỏi/bài tập:

Nêu những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.Tại sao khẳng định sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đánh dấu bước phát triển mới của hợp tác khu vực ở Đông Nam Á?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần 1c. Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN (SGK trang 23)

- Chỉ ra những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.Tại sao khẳng định sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đánh dấu bước phát triển mới của hợp tác khu vực ở Đông Nam Á .

Answer - Lời giải/Đáp án

- Trên cơ sở văn bản Tầm nhìn ASEAN 2020, các nước thành viên trải qua một thập kỉ xây dựng mô hình và cơ sở pháp lý cho Cộng đồng ASEAN thông qua Tuyên bố Ba-li II (2003) và Hiến chương ASEAN (2007).

Advertisements (Quảng cáo)

- Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện thông qua Lộ trình xây dựng

Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015) cùng với các hoạt động triển khai cụ thể trên ba nội dung: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

- Trong giai đoạn 2009 - 2015, nhiều biện pháp tích cực đã được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN. Các chương trình hợp tác được thúc đẩy trong đó có Sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn 2.

- Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhóm họp tại Ma-lai-xi-a, kí

Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN. Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31-12-2015.

- Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đánh dấu bước phát triển mới của hợp tác khu vực Đông Nam Á bởi vì việc chuyển từ Hiệp hội ASEAN sang một cộng đồng đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ hơn từ các quốc gia thành viên. Cộng đồng ASEAN không chỉ tập trung vào việc hợp tác kinh tế mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như an ninh, văn hóa, xã hội, và phát triển bền vững. Việc này giúp tăng cường sự đồng thuận và hiệu quả của hợp tác trong khu vực, đồng thời nâng cao tầm ảnh hưởng của ASEAN trên trường quốc tế. Do đó, Cộng đồng ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển bền vững cho khu vực Đông Nam Á.