Câu hỏi/bài tập:
Trình bày khái quát bước phát triển mới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1951 đến năm 1953?
- Đọc kỹ phần 2c. Bước phát triển mới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953) (SGK trang 35)
- Chỉ ra bước phát triển mới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1951 đến năm 1953.
-Từ cuối năm 1950, được sự ủng hộ và viện trợ của Mỹ. Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi, tập trung lực lượng xây dựng tuyến công sự phòng thủ bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, tiến hành chiến tranh tổng lực bình định vùng tạm chiếm.
Advertisements (Quảng cáo)
- Trong bối cảnh mới, quản dân cả nước tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến, giành được thắng lợi trên nhiều lĩnh vực.
- Chính trị: Tháng 2-1951, Đại hội - đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương hợp tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang), quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam. Tháng 3-1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt, Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào được thành lập.
- Quân sự: Quân đội nhân dân Việt Nam chủ động mở nhiều chiến dịch tiến công và phản công để giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ: các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (1950 - 1951): chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952); chiến dịch Tây Bắc (1952): chiến dịch Thượng Lào (1953),....
- Kinh tế: Thủ công nghiệp và công nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và một phần nhu cầu vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho bộ đội. Nông nghiệp có bước phát triển mới: năm 1953, vùng tự do và vùng căn cứ đu kích từ Liên khu IV
trở ra sản xuất được 2,7 triệu tấn thóc thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
- Văn hóa: Tiếp tục triển khai thực, hiện cuộc- Cải cách giáo dục lần thứ nhất (tiến hành từ năm 1950) theo phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất. Đến năm 1952, phong trào Bình dân học vụ đã giúp 14 triệu người thoát nạn mù chữ. Đến năm 1953 đã có 10 450 lớp học bổ túc văn hóa được mở. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp.