Mở đầu
Sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (11 - 1989) là một trong những biểu tượng cho sự kết thúc của Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra những xu thế phát triển mới của thế giới. Đó là những xu thế nào? Vì sao xu thế đa cực trở thành xu hướng chính trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh? Hãy chia sẻ những điều em biết về trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi.
- Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra những xu thế phát triển mới của thế giới. Đó là những xu thế:
+ Xu thế phát triển lấy kinh tế là trọng tâm.
+ Xu thế toàn cầu hóa.
+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.
- Xu thế đa cực trở thành xu hướng chính trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh vì:
+ Gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại… của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)...
+ Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
+ Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
🡪 Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.
? mục 1
Hãy nêu những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.
- Xu thế phát triển lấy kinh tế là trọng tâm: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, đồng thời nâng cao đời sống người dân.
- Xu thế toàn cầu hóa: Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá.
- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế.
? mục 2 a
Trình bày khái niệm đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.
- Đa cực là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
- Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế, phản ảnh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
? mục 2 b
Nêu những nét chính về xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.
Advertisements (Quảng cáo)
- Sau Chiến tranh lạnh, xu thế đa cực trở thành một trong những xu thế phát triển chính của thế giới.
- Biểu hiện của xu thế đa cực:
+ Sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,... của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)....
+ Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
+ Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
- Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.
Luyện tập
Lập bảng tóm tắt các xu thế phát triển chính của thế giới Sau chiến tranh lạnh
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.
Bảng tóm tắt các xu thế phát triển chính của thế giới Sau chiến tranh lạnh |
||
Xu thế phát triển lấy kinh tế là trọng tâm |
Xu thế toàn cầu hóa |
Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế |
Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, đồng thời nâng cao đời sống người dân. |
Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu. |
Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá đã thúc đấy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế. Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế. |
Vận dụng
Bằng những kiến thức đã học và sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo, internet, em hãy chứng minh nhận định sau: “Hiện nay, cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn”. Theo em, xu thế đó mang lại những cơ hội nào cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước?
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.
- Chứng minh nhận định: “Hiện nay, cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn”.
+ Ấn Độ đang phát triển để trở thành cường quốc kinh tế, quân sự: Sau hơn 20 năm cải cách kinh tế, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế luôn duy trì tốc độ phát triển ở mức cao (bình quân 7%/năm), trở thành một trong mười nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Năm 2012, GDP của Ấn Độ đạt khoảng 1.743 tỷ USD. Ấn Độ là nước có lực lượng lao động đông, tay nghề cao, giỏi tiếng Anh nên rất thuận lợi để phát triển kinh tế tri thức. Ấn Đọ có tiềm lực quân sự mạnh, là cường quốc quân sự ở khu vực.
+ Nhật Bản tiếp tục duy trì địa vị cường quốc kinh tế, từng bước tăng cường sức mạnh về chính trị và quân sự, ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế: Năm 2010 – 2023, GDP của Nhật Bản đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Tới cuối năm 2023, quy mô của nền kinh tế nb tụt xuống vị trí thứ 4 thế giới, sau: Mỹ, Trung Quốc, Đức. Nhật Bản có nền khoa học - công nghệ phát triển cao, nhiều ngành khoa học - công nghệ của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới, nhất là công nghệ cao.
- Theo em, xu thế đó mang lại những cơ hội cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước:
+ Thu hút các nhà đầu tư và nguồn vốn từ nước ngoài
+ Tiếp thu và áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
+ Tìm kiếm đối tác mới, đa dạng hóa nguồn cung cấp và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục, và phát triển bền vững.