Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Kết nối tri thức Hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở)...

Hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) những nét chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến...

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc thông tin trong sách để trả lời câu hỏi Hướng dẫn cách giải/trả lời Luyện tập 1 - Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc từ năm 1945 đến nay.

Câu hỏi/bài tập:

Hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) những nét chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

Diễn biến chính

Ý nghĩa

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam

- Sau khi lên nắm quyền (4 - 1975), chính quyền Pôn Pốt đã phát động chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam. Từ tháng 5 – 1975, quân Pôn Pốt gây ra nhiều vụ hành quân khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam như: đánh chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu và xâm nhập nhiều vùng biên giới trên đất liền Việt Nam. Ngày 30-4-1977, quân Pôn Pốt mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang.

-Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam diễn ra qua hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (từ ngày 30-4-1977 đến ngày 5-1-1978)

+ Giai đoạn 2 (từ ngày 6-1-1978 đến ngày 7-1-1979)

+ Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

+ Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

+ Góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới.

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc

- Từ giữa năm 1975, tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Quốc dần trở nên căng thẳng. Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kỹ thuật và khiêu khích, xâm phạm ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Sáng ngày 17-2-1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc dài hơn 1.000 km của Việt Nam, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

-Trước cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân Việt Nam và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, Trung Quốc phải tuyên bố rút quân từ ngày 5-3-1979. Tuy nhiên, tình hình trên tuyến biên giới phía Bắc tiếp tục căng thẳng kéo dài cho tới cuối năm 1989, đặc biệt là ở Vị Xuyên (Hà Giang).

Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông

- Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Năm 1994, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, trước khi Công ước chính thức có hiệu lực vào tháng 12-1994.

- Tháng 3 – 1988, quân đội Trung Quốc huy động lực lượng lớn tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này, đồng thời gửi nhiều công hàm phản đối và đề nghị hai bên Việt Nam - Trung Quốc thương lượng để giải quyết vấn để tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

- Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biến. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thúc đấy việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).