Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Kết nối tri thức Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy trình...

Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy trình bày những diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945...

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 2 - Bài 6: Cách mạng tháng tám năm 1945.

Câu hỏi/bài tập:

Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy trình bày những diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đến giữa tháng 8 – 1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước. Từ ngày 14 – 8, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa.

- Chiều ngày 16-8- 1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội.

Advertisements (Quảng cáo)

- Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam giành được chỉnh quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước.

- Tại Hà Nội, ngày 19-8- 1945, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện,... Đến tối,, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

- Tại Huế, ngày 23 - 8, hàng vạn nhân dân biểu tình thị uy, chiếm các công sở giành chính quyền về tay nhân dân.

- Ngày 25-8, sau khi chiếm được các cơ quan đầu não của chính quyền cũ như: Sở Mật thám, Sở Cảnh sát.... nhân dân Sài Gòn và các vùng phụ cận đã tham gia cuộc mít tỉnh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi.

- Các địa phương khác trong cả nước từ rừng núi, nông thôn, thành thị nối tiếp nhau khởi nghĩa. Đến ngày 28- 8, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương cuối cùng giành chính quyền.

- Trong Cách mạng tháng Tám, trước áp lực và hoạt động khôn khéo của lực lượng cách mạng, quân Nhật ở Hà Nội và các địa phương phải án binh bất động, không can thiệp vào tiến trình khởi nghĩa. Nhờ đó, khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.

- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể nhân dân và thế giới sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.