Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Kết nối tri thức Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc đấu tranh bảo vệ...

Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Đông. Sau Đại thắng Xuân 1975...

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc thông tin trong sách để trả lời câu hỏi Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 2 c - Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc từ năm 1945 đến nay.

Câu hỏi/bài tập:

Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Đông.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Advertisements (Quảng cáo)

- Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Năm 1994, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, trước khi Công ước chính thức có hiệu lực vào tháng 12-1994.

- Về quản lý hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, nay thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nay thuộc tỉnh Khánh Hòa). Năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo: Song Tử Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

- Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, như: tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử, nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo,...

- Trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hòa bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu cao nhất

- Tháng 3 – 1988, quân đội Trung Quốc huy động lực lượng lớn tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này, đồng thời gửi nhiều công hàm phản đối và đề nghị hai bên Việt Nam - Trung Quốc thương lượng để giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

- Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biến. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Advertisements (Quảng cáo)