Trang chủ Lớp 12 SGK Sinh 12 - Cánh diều Bài 20. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái trang...

Bài 20. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái trang 114, 115, 116 Sinh 12 Cánh diều: Nêu một số ví dụ về sự tác động của nhiệt độ, ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển...

Giải chi tiết Câu hỏi trang 114: MĐ, CH; Câu hỏi trang 115: CH 1, CH 2, CH 3; Câu hỏi trang 116: CH 1, CH 2, CH 3; Câu hỏi trang 117: CH 1, LT; Câu hỏi trang 118: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 119: CH, LT, VD bài 20. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái trang 114, 115, 116 Sinh 12 Cánh diều. Nêu một số ví dụ về sự tác động của nhiệt độ, ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Sự tác động của các yếu tố nêu trên tuân theo những quy luật nào?...

Câu hỏi trang 114 Mở đầu

Nêu một số ví dụ về sự tác động của nhiệt độ, ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Sự tác động của các yếu tố nêu trên tuân theo những quy luật nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết các nhân tố sinh thái

Answer - Lời giải/Đáp án

- Cây lúa: Sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ ban ngày từ 20-25°C và ban đêm từ 15-18°C.

- Cá rô phi: Sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 25-30°C.

- Nấm men: Phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20-25°C.

Quy luật giới hạn sinh thái:

- Mỗi loài sinh vật có một giới hạn nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển.

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng xấu đến sinh vật.

- Có một nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của mỗi loài.


Câu hỏi trang 114 Câu hỏi

Kể tên một số loài sinh vật và cho biết môi trường sống tương ứng của chúng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Trong tự nhiên, một loài sinh vật thường sống trong một môi trường xác định.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cá sống trong nước, giun đất sống trong đất, chim sống trên cạn, nấm da sống kí sinh trên da của động vật hoặc con người.


Câu hỏi trang 115 Câu hỏi 1

Phân biệt nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhân tố sinh thái được chia thành hai loại: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhân tố vô sinh gồm các yếu tố vật lí, hóa học, thổ nhưỡng

của môi trường, ví dụ như nhiệt độ, anh sang, nước, pH, áp suất, nồng độ oxygen, ...

Nhân tố hữu sinh gồm các yếu tố sinh học của môi trường, tác động đến sinh vật thông qua các mối quan hệ như hỗ trợ hoặc đối kháng.


Câu hỏi trang 115 Câu hỏi 2

Vì sao nói con người là nhân tố có tác động mạnh nhất đến đời sống sinh vật?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết khái niệm nhân tố sinh thái

Answer - Lời giải/Đáp án

Con người là nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến đời sống sinh vật. Hoạt động của con người có thể mang lại lợi ích hoặc gây ra tác hại cho các loài sinh vật khác. Do đó, con người cần có ý thức bảo vệ môi trường sống, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và phát triển khoa học kỹ thuật một cách bền vững để đảm bảo sự phát triển của chính con người và các loài sinh vật khác.


Câu hỏi trang 115 Câu hỏi 3

Quan sát hình 20.1, nhận xét hoạt động sống của sinh vật trong khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 20.1

Answer - Lời giải/Đáp án

- Khoảng thuận lợi: Sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.

- Khoảng chống chịu: Sinh vật bị kìm hãm.


Câu hỏi trang 116 Câu hỏi 1

Lấy một ví dụ chứng minh sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái lên sinh vật.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quy luật tác động của nhân tố sinh thái.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhiệt độ và ánh sáng phù hợp, trong đất có đầy đủ các chất

khoáng nhưng cây sẽ không sinh trưởng và phát triển nếu thiếu nước.


Câu hỏi trang 116 Câu hỏi 2

Lấy ví dụ về sự tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quy luật tác động của nhân tố sinh thái

Answer - Lời giải/Đáp án

10% trứng của rùa biển Chelonia mydas nở thành con đực khi ấp ở 27,6 °C và khi ấp ở nhiệt độ 30,6 °C thì 10% trứng nở thành rùa cái.


Advertisements (Quảng cáo)

Câu hỏi trang 116 Câu hỏi 3

Nêu ví dụ về sự tác động của ánh sáng đến sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện ánh sáng khác nhau.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quy luật tác động của nhân tố sinh thái

Answer - Lời giải/Đáp án

Động vật có thị giác ban đêm có mắt với nhiều tế bào que để nhìn tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Ví dụ: cú mèo, chuột, dơi.


Câu hỏi trang 117 Câu hỏi 1

Nêu ví dụ về sự tác động của nhiệt độ đến sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhiệt độ ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển, phân bố của các loài sinh vật.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ví dụ: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của cây ngô (Zea mays) (hình 202).


Câu hỏi trang 117 Luyện tập

Quan sát hình 20.2 và cho biết khoảng chống chịu, khoảng thuận lợi và điểm tới hạn về nhiệt độ đối với sự sinh trưởng của cây ngô (Zea mays).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 20.2

Answer - Lời giải/Đáp án

Khoảng thuận lợi: 15 - 30 độ C

Khoảng chống chịu: 10 - 15 độ C, 30 - 35 độ C.


Câu hỏi trang 118 Câu hỏi 1

Nêu ví dụ cho thấy sự phát triển của sinh vật có thể tác động làm thay đổi môi trường sống của chúng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết ảnh hưởng của sinh vật đến môi trường.

Answer - Lời giải/Đáp án

Hoạt động trao đổi chất của các loài động vật làm thay đổi hàm lượng O2 và CO2 của môi trường; hoạt động sống của các loài động vật đất tác động làm thay đổi cấu trúc đất: các loài động vật ăn thực vật như cào cào, châu chấu, trâu, bò, hươu, nai,...có thể tác động làm thay đổi hệ thực vật.


Câu hỏi trang 118 Câu hỏi 2

Nêu thêm ví dụ về nhịp sinh học ở sinh vật.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết nhịp sinh học

Answer - Lời giải/Đáp án

Sâu thường hoạt động ừt chiều tối đến sáng sớm vì lúc đó nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, đây là điều kiện môi trường phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của côn trùng.


Câu hỏi trang 119 Câu hỏi

Lấy thêm ví dụ chứng minh nhịp sinh học chính là sự thích nghi của cơ thể sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhịp sinh học chính là sự thích nghi của cơ thể sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

Answer - Lời giải/Đáp án

Giấc ngủ và thức: Nhịp sinh học giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức của cơ thể, giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm và tỉnh táo vào ban ngày.


Câu hỏi trang 119 Luyện tập

Quan sát hình 20.4 và cho biết khoảng thời gian làm việc, tập thể dục hiệu quả nhất trong ngày.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 20.4

Answer - Lời giải/Đáp án

Thời gian làm việc hiệu quả: 10h00 sáng và 14h30

Thời gian tập thể dục: 17h00


Câu hỏi trang 119 Vận dụng

Người nông dân muốn bắt sâu hại rau thì nên thực hiện vào thời gian nào trong ngày? Giải thích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 20.4

Answer - Lời giải/Đáp án

Người nông dân muốn bắt sâu hại rau thì nên thực hiện vào thời gian 10h00 sáng trong ngày.

Advertisements (Quảng cáo)