Câu hỏi trang 141 Mở đầu (MĐ)
Khi đi vào một khu rừng, em có thể quan sát thấy rất nhiều loài sinh vật (như thực vật, động vật) và các nhân tố vô sinh (như đất, nước, ánh sáng....). Các thành phần này tương tác với nhau như thế nào?
Lý thuyết hệ sinh thái.
- Các thành phần trong khu rừng có mối liên hệ mật thiết và tương tác với nhau theo nhiều cách khác nhau.
- Các mối tương tác này giúp duy trì sự cân bằng và ổn định cho hệ sinh thái rừng.
Câu hỏi trang 141 Câu hỏi
Quan sát hình 23.1, kể tên một số nhóm sinh vật trong quần xã và nhân tố vô sinh. Giải thích tại sao khu vực này được xem là một hệ sinh thái.
Quan sát hình 23.1
Nhóm sinh vật: sản xuất, tiêu thụ và phân giải.
Khu vực này được xem là hệ sinh thái vì là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh có tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian xác định.
Câu hỏi trang 142 Câu hỏi 1
Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Nêu một số ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
Lý thuyết phân loại các hệ sinh thái.
Ví dụ:
- Hệ sinh thái tự nhiên: rừng ngập mặn
- Hệ sinh thái nhân tạo: ao nuôi, đồng ruộng.
Câu hỏi trang 143 Câu hỏi 1
Quan sát và vẽ ít nhất hai chuỗi thức ăn có trong hình 23.5.
Quan sát hình 23.5
Tảo → ấu trùng ruồi → côn trùng → cá hồi.
Tảo → ấu trùng ruồi → cá gai → cá hồi.
Câu hỏi trang 143 Câu hỏi 2
Xác định ít nhất một loài là mắt xích chung của các chuỗi thức ăn.
Quan sát hình 23.5
Mắt xích chung: tảo, ấu trùng ruồi, cá hồi.
Câu hỏi trang 143 Luyện tập (LT)
Vẽ một chuỗi thức ăn và một lưới thức ăn đơn giản với các sinh vật quan sát được trong một hệ sinh thái ở địa phương.
Quan sát ở địa phương
Chuỗi thức ăn: Cỏ → thỏ → cáo.
Lưới thức ăn:
Câu hỏi trang 144 Câu hỏi
Dựa vào thông tin ở hình 23.6, hãy mô tả khái quát dòng năng lượng đi vào và đi ra khỏi hệ sinh thái.
Dựa vào thông tin ở hình 23.6.
Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được chuyển hóa thành năng lượng hóa học nhờ các sinh vật sản xuất. Thông qua lưới thức ăn, năng lượng hóa học được chuyển qua các sinh vật trong hệ sinh thái. Cuối cùng, năng lượng được thải ra môi trường dưới dạng nhiệt.
Câu hỏi trang 145 Câu hỏi 1
Phân biệt các dạng tháp sinh thái.
Tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật có độ cao giống nhau xếp chồng lên nhau, mỗi tầng tháp biểu diễn một bậc dinh dưỡng được sắp xếp theo thứ tự thấp đến cao theo chuỗi thức ăn.
Câu hỏi trang 145 Câu hỏi 2
Nêu một số nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài dẫn đến diễn thế sinh thái.
Lý thuyết diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái xảy ra do các nguyên nhân bên ngoài như cháy rừng, biến đổi khí hậu, lũ lụt, hoặc do các nguyên nhân nội tại của hệ sinh thái như sự cạnh tranh giữa các sinh vật, sự biến đổi các nhân tố vô sinh hoặc do tác động của con người.
Câu hỏi trang 146 Luyện tập (LT)
Lấy một ví dụ về diễn thế sinh thái ở địa phương em. Phân tích sự biến đổi cơ bản về quần xã sinh vật trong quá trình diễn thế sinh thái.
Advertisements (Quảng cáo)
Học sinh quan sát ở địa phương và lấy ví dụ
Ví dụ về diễn thế sinh thái ở Hà Nội: Diễn thế sinh thái trên bãi bồi ven sông Hồng
Mô tả:
- Bãi bồi ven sông Hồng thường xuyên bị lũ lụt, bồi lắng phù sa.
- Quá trình diễn thế sinh thái trên bãi bồi ven sông Hồng diễn ra qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn tiên phong:
- Các loài cây chịu được lũ lụt và điều kiện khắc nghiệt như cỏ dại, cây bụi, cây tre,... xuất hiện đầu tiên.
- Chúng tạo điều kiện cho các loài khác phát triển sau này.
Giai đoạn 2: Giai đoạn cây bụi:
- Cây bụi phát triển mạnh mẽ, che phủ cho các loài cây khác.
- Các loài động vật nhỏ như chim, côn trùng,... xuất hiện.
Giai đoạn 3: Giai đoạn rừng non:
- Cây gỗ xuất hiện, dần dần thay thế cho cây bụi.
- Quần xã sinh vật ngày càng đa dạng với nhiều loài động vật lớn hơn.
Giai đoạn 4: Giai đoạn rừng già:
- Rừng phát triển ổn định, với nhiều tầng tán.
- Quần xã sinh vật đạt đến độ đa dạng và phong phú cao nhất.
Câu hỏi trang 147 Câu hỏi
Hãy cho biết nếu trong 10 năm tới nồng độ CO2 tiếp tục biến đổi theo xu hướng như trong hình 23.9 thì nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ thay đổi như thế nào?
Quan sát hình 23.9
Nếu trong 10 năm tới nồng độ CO2 tiếp tục biến đổi theo xu hướng như trong hình 23.9 thì nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ ngày càng nóng lên.
Câu hỏi trang 147 Luyện tập (LT)
Sự ấm lên toàn cầu, phì dưỡng và sa mạc hóa ảnh hưởng thế nào đến sự cân bằng của các hệ sinh thái?
Lý thuyết một số ảnh hưởng của một số hiện tượng đến hệ sinh thái.
Sự ấm lên toàn cầu, sự phì dưỡng và sa mạc hóa là những biến đổi toàn cầu làm suy thoái các hệ sinh thái.
Câu hỏi trang 148 Câu hỏi 1
Mục đích
Thiết kế hệ sinh thái nhân tạo
Câu hỏi trang 148 Câu hỏi 2
Kết quả
Học sinh chụp ảnh hệ sinh thái đã xây dựng được.
Câu hỏi trang 148 Câu hỏi 3
Giải thích
Quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh của môi trường luôn có tác động qua lại với nhau. Quần xã sinh vật có các sinh vật sản xuất, các sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Để xây dựng một hệ sinh thái cần thiết lập một quần xã sinh vật đơn giản và các điều kiện môi trường cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại của quần xã sinh vật.
Câu hỏi trang 148 Câu hỏi 4
So sánh thành phần và số lượng cá thể của các sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ ở thời điểm mới xây xong bể và thời điểm sau 1 tuần.
Sau một tuần số lượng cá thể của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ tăng lên.
Câu hỏi trang 148 Câu hỏi 5
So sánh thành phần sinh vật ở hai lần quan sát, bao gồm các loài sen, bèo tấm, ốc, cá và các vi sinh vật khác (nếu có).
Học sinh tự quan sát và ghi lại kết quả sau 1 tuần quan sát.
Câu hỏi trang 149 Vận dụng (VD) 1
Bảng 23.1 thể hiện năng lượng của một số thành phần khác nhau trong hệ sinh thái đầm lầy nước mặn.
Nhận xét hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái này.
Quan sát bảng 23.1
Hiệu suất giảm nhiều giữa các bậc sinh thái, càng bậc dinh dưỡng cao hiệu suất càng giảm.
Câu hỏi trang 149 Vận dụng (VD) 2
Vẽ tháp sinh thái năng lượng tương ứng với các bậc dinh dưỡng.
Quan sát bảng 23.1