Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 53 Văn 12 Cánh diều:...

Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 53 Văn 12 Cánh diều: Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già...

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 53 SGK Văn 12 Cánh diều - Thiếu nữ và cây sồi già bên đường (trích Chiến tranh và hòa bình) (Lép Tôn- Xtôi).

Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già. Theo em, cây sồi này có thể tượng trưng cho điều gì?

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi

- An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì cây sồi già đã từng gợi cho chàng những ấn tượng kì lạ khó quên. Khi phát hiện ra cây sồi già bên đường chính là cây sồi khi trước, chàng đã có cảm giác vui mừng, sảng khoái, tưởng chừng như mỗi tế bào trong mình đã đổi mới, sống lại.

- Những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già:

+“Cây sồi già bây giờ đã hoàn toàn đổi mới, tỏa rộng một vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang như say sưa ngất ngây, khẽ đung đưa trong ánh nắng chiều.”

+“Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sứt sẹo, vẻ ngờ vực và buồn rầu trước kia cũng không còn dấu vết.”

+“Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những đám lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được rằng, chính cây sồi kia đã sinh ra những chòm lá xanh mơn mởn ấy.”

- Cây sồi hiện lên sống động, như một thực thể có linh hồn, đầy cá tính. Là vật chứng kiến, cây sồi như tấm gương thu gọn, ánh chiếu rõ nét những chuyển biến tinh vi trong tâm lý nhân vật. Những sắc thái đổi thay trên toàn cảnh thiên nhiên chính là sự khúc xạ của những biến đổi trong thế giới nội tâm, một thế giới sâu xa, phức tạp và đầy bí ẩn của con người. Qua đó ta có thể thấy được tác giả đã dùng thiên nhiên làm thước đo thế giới tâm hồn con người, mượn cây sồi để tả cảnh ngụ tình, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật một cách đầy tinh tế và ấn tượng.