Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 53 Văn 12 Cánh diều:...

Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 53 Văn 12 Cánh diều: Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và sử dụng lời đối thoại, độc thoại của tác giả trong đoạn trích...

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Hướng dẫn Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 53 SGK Văn 12 Cánh diều - Thiếu nữ và cây sồi già bên đường (trích Chiến tranh và hòa bình) (Lép Tôn- Xtôi).

Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và sử dụng lời đối thoại, độc thoại của tác giả trong đoạn trích.

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi

Advertisements (Quảng cáo)

Qua đoạn trích, chúng ta có thể cảm nhận được phong cách và cá tính sáng tạo của Tônxtôi. Bằng ngòi bút hiện thực, tài phân tích tâm lý tinh vi, sắc sảo, nhà văn miêu tả con người như nó đang tồn tại, tính cách con người được quan niệm như một dòng sông, vận động và lưu chuyển không ngừng.

Động lực của phép biện chứng tâm hồn bắt nguồn từ những cảm xúc, suy tư, những trăn trở trong tâm hồn con người để vươn tới sự hoàn thiện mình. Để đi sâu vào phép biện chứng tâm hồn đó, Tônxtôi triệt để sử dụng hai phương thức nghệ thuật. Một là, dùng thiên nhiên để vừa tạo dựng được phong cảnh, không gian và thời gian, vừa góp phần khắc họa những diễn biến tâm lý tinh vi của nhân vật. Đoạn trích nói riêng và cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình nói chung đã có những bức tranh thiên nhiên trở thành mẫu mực cổ điển trong kho tàng văn chương thế giới về miêu tả nội tâm đó là đêm trăng huyền ảo ở Ôtratnôiê của Natasa Rôxtôva; và hình ảnh cây sồi già mùa xuân của Anđrây.

Đó là những hình tượng thiên nhiên độc đáo, tượng trưng cho những gì cao cả, tốt đẹp, vĩnh hằng mà các nhân vật này khát khao vươn tới. Hai là, nhà văn đã dùng ngôn ngữ miêu tả độc thoại nội tâm để thâm nhập và phản ánh dòng suy tư, cảm xúc của nhân vật một cách chính xác, khúc chiết và đầy tinh tế, khiến cho nhân vật của Tônxtôi có một chiều sâu tâm lý, một sự đầy đặn về tầm hồn và một tầm cao trí tuệ khó quên.