Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 3 Phần 2 trang 119 Văn 12 Cánh diều: Hãy...

Câu hỏi 3 Phần 2 trang 119 Văn 12 Cánh diều: Hãy chuyển phần viết về văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thành bảng tổng kết với những nội dung sau...

Soạn văn Câu hỏi 3 Phần 2 trang 119 SGK Văn 12 Cánh diều - Tổng kết lịch sử văn học.

Câu hỏi/bài tập:

Hãy chuyển phần viết về văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thành bảng tổng kết với những nội dung sau đây

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Văn học

Bối cảnh lịch sử

Tình hình văn học

Khái quát chung

Nội dung

Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại)

Tác phẩm, tác giả tiêu biểu

Thế kỉ X - XVII

Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước. Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.

Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

Văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán xã hội với những suy thoái về đạo đức.

+ Về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,..

Advertisements (Quảng cáo)

+ Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc, từ thế kỉ XV đến thẻ kỉ XVII, thể loại dân tộc hóa – thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật, xuất hiện thể loại văn học nội sinh là truyện thơ Nôm viết theo thể thơ Đường luật.

+ Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)

+ Sông núi nước Nam (khuyết danh)

+ Hịch Tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

…..

Thế kỉ XVIII – XIX

Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước nằm trong hiểm họa xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng lại rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát hy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.

Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, khuôn mẫu đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX – giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tự nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.

Văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân, mang đến nội dung yêu nước với âm hưởng bi tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.

+ Về ngôn ngữ: Sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm.

+ Về thể loại: Cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hóa và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.

+ Chinh phụ ngâm

+ Truyện Kiều

+ Truyện Lục Vân Tiên

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

….