Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 3 Sau khi đọc bài Ngắm trăng trang 19 Văn...

Câu hỏi 3 Sau khi đọc bài Ngắm trăng trang 19 Văn 12 Cánh diều: Hai câu thơ đầu thể hiện tâm trạng gì của người tù? Tâm trạng ấy cho thấy tác giả là người như thế nào?...

Nắm chắc nội dung để đưa ra các lập luận phù hợp để diễn tả về tâm trạng của người. Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc bài Ngắm trăng trang 19 SGK Văn 12 Cánh diều - Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh).

Hai câu thơ đầu thể hiện tâm trạng gì của người tù? Tâm trạng ấy cho thấy tác giả là người như thế nào? (Chú ý giọng điệu ở câu thơ thứ hai: nại nhược hà?)

Nắm chắc nội dung để đưa ra các lập luận phù hợp để diễn tả về tâm trạng của người tù.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ)

- “Trong tù không rượu cũng không hoa”: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù và thiếu thốn nhiều thứ.

- Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ.

- “Nại nhược hà” (Khó hững hờ) – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ

→ Thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước cảnh đẹp.

Qua đó cho thấy ở Bác có một tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù, một bản lĩnh thép của người chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.