Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 4 Sau khi đọc bài Ngắm trăng trang 19 Văn...

Câu hỏi 4 Sau khi đọc bài Ngắm trăng trang 19 Văn 12 Cánh diều: Phân tích vẻ đẹp nội dung và hình thức của hai câu thơ cuối...

Sử dụng các lập luận và chú ý các từ ngữ để phân tích cái hay trong câu thơ. Giải Câu hỏi 4 Sau khi đọc bài Ngắm trăng trang 19 SGK Văn 12 Cánh diều - Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh).

Phân tích vẻ đẹp nội dung và hình thức của hai câu thơ cuối.

Sử dụng các lập luận và chú ý các từ ngữ để phân tích cái hay trong câu thơ.

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

- Hình thức:

+Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

+Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù.

+Biện pháp tu từ nhân hóa “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”- thể hiện trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ ⇒ Một sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng

+Nghệ thuật đối: “Nhân” đối với “Minh nguyệt”; “Nguyệt” đối với “Thi gia”

- Nội dung:

+2 câu cuối là sự giao hòa giữa người nghệ sĩ và trăng

+Ánh trăng và con người không màng đến hoàn cảnh vượt qua song sắt lạnh giá, vượt qua hoàn cảnh ngục tù để tìm đến với nhau, để giao hòa và tri âm với nhau. Và cũng để từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn: ung dung tự tại và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.

+Trước ánh sáng lung linh, huyền ảo của ánh trăng, người đọc có thể cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Người.

+Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, niềm khao khát muôn đời của các thi nhân.

+Hai câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với hình ảnh người tù ngắm trăng thật đẹp. Đồng thời cũng là mình chứng cho thấy, nhà tù có thể giam cầm thân xác thi nhân, nhưng không thể giam cầm tâm hồn thi nhân.