Phân tích diễn biến tâm trạng An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách tiếp cận của nhà văn Tôn-xtôi đối với tâm hồn con người.
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi
Advertisements (Quảng cáo)
+ An-đrây, tuy lòng không vui và tư lự nhưng vì công việc, chàng đã đến gia đình Rô-xtốp ở Ô-trát-nôi-ê để thỉnh cầu viên đô thống quý tộc và tại đây chàng đã gặp Na-ta-sa – người đã làm cho tâm hồn chàng quý tộc trẻ Anđrây vô cùng xao xuyến. Sau đêm trăng tại Ô-trát-nôi-ê, An-đrây trở về.
Trên đường về, chàng đi qua khu rừng bạch dương dạo đầu xuân. Tại đây, An-đrây đã tìm kiếm cây sồi già như tìm kiếm người bạn cố tri. Sự thay đổi của cây sồi đã đem đến cho chàng 1 sự bất ngờ lớn, “bỗng vô cớ có một cảm giác vui mừng, sảng khoái tưởng chừng như mỗi tế bào trong mình đổi mới, sống lại”. Những trang đời, những ký ức vui, buồn ùa lên và sống dậy.
Cảnh tượng chiến trường Au-xtéc-lít, hình ảnh vợ trước khi tắt thở. Kỉ niệm gặp gỡ bá tước Pie trên bến đò, và hình ảnh người con gái Natasa trong đêm trăng cùng hiện lên trong tâm hồn chàng. Thiên nhiên hữu tình, cây sồi hồi xuân tràn đầy sức sống và người thiếu nữ Natasa kiều diễm, đêm trăng huyền diệu tại Ô – trát – nôi – ê đã lay tỉnh, đem đến cho An-đrây một niềm vui mới, chan chứa yêu đời.
Chàng cảm thấy bâng khuâng, nghĩ thầm “không, cuộc đời chưa chấm dứt ở tuổi ba mươi mốt”. Chàng tự an ủi và động viên mình “Sao cho cuộc sống của ta trôi qua không phải chỉ mình ta, sao cho họ đừng sống tách biệt với cuộc sống của ta như vậy, sao cho cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi người cùng sống chung với ta”. Có thể nói, tâm hồn u ám bấy nay, mọi cô đơn, sầu muộn bấy nay chứa chất trong lòng chàng quý tộc trẻ đã bị xua tan.
+ Tình yêu thiên nhiên, cảnh sắc Nga, ngòi bút điêu luyện trong việc miêu tả tâm lý và khám phá “biện chứng tâm hồn” của con người, cách thể hiện con người trong sự vận động đi lên, vượt qua số phận và hướng thiện, tấm lòng nhân đạo cao đẹp của tác giả, không gian và thời gian nghệ thuật đã giúp cho người đọc cảm nhận được nhân vật một cách sâu sắc nhất.