Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có...

Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì?...

Chỉ ra nghệ thuật đối trong nội dung hai câu thực và hai câu luận. Gợi ý giải Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 123 SGK Văn 12 Cánh diều - Thực hành đọc hiểu Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 123 SGK Văn 12 Cánh diều

Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chỉ ra nghệ thuật đối trong nội dung hai câu thực và hai câu luận

Answer - Lời giải/Đáp án

- Trong hai câu thực:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Sự đối lập về ý trong câu thơ “Ư bách niên trung tu hữu ngã”. “Tu hữu ngã” nghĩa là phải có ta. Tác giả tự xưng bản thân mình là “ta” một cách ngạo nghễ.

→ Ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tự cao cá nhân.

- Trong hai câu luận:

+ Câu thơ “Non sông đã chết, sống thêm nhục” sử dụng cặp từ đối nhau “sống- chết”

→ Nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: Triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó, tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đớn đau của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng

Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên quan niệm sống của nhân vật trữ tình: ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân, vai trò của cá nhân trong bối cảnh thời đại lịch sử của đất nước.

Advertisements (Quảng cáo)