Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều So sánh phần Phiên âm, Dịch nghĩa với phần Dịch thơ để...

So sánh phần Phiên âm, Dịch nghĩa với phần Dịch thơ để thấy được điểm tương đồng và thay đổi giữa bản dịch và nguyên tác...

So sánh phần dịch thơ và nguyên tác. Trả lời Câu hỏi 2 Chuẩn bị trang 122 SGK Văn 12 Cánh diều - Thực hành đọc hiểu Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

Trả lời Câu hỏi 2 Chuẩn bị trang 122 SGK Văn 12 Cánh diều

So sánh phần Phiên âm, Dịch nghĩa với phần Dịch thơ để thấy được điểm tương đồng và thay đổi giữa bản dịch và nguyên tác, từ đó hiểu sâu hơn bài thơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

So sánh phần dịch thơ và nguyên tác

Answer - Lời giải/Đáp án

Lời dịch thơ so với nguyên tác đã có phần chưa sát nghĩa, cụ thể:

Advertisements (Quảng cáo)

- Nguyên tác: "Nguyện trục trường phong Đông hải khứ”: Mong muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông.

→ Câu dịch thơ lại là: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió”: Đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến "vượt bể Đông” mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó - ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua "đuổi theo”. Do đó làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.

- Nguyên tác: “Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”: Thánh hiền đã vắng, có đọc sách cũng ngu thôi.

→ Câu thơ dịch là “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.

- Nguyên tác: "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”: ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.

→ Câu thơ dịch là: "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Câu thơ dịch chưa khắc họa được rõ nét tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác: "nhất tề phi” - "cùng bay lên”.

Advertisements (Quảng cáo)