Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 10 Văn 12 Chân trời...

Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 10 Văn 12 Chân trời sáng tạo: Nhà thơ Thanh Thảo đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để gọi tả hình tượng nhà thơ Lor-ca trong hai khổ thơ...

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Gợi ý giải Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 10 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo - Đàn ghi ta của Lor - ca (Thanh Thảo).

Nhà thơ Thanh Thảo đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để gọi tả hình tượng nhà thơ Lor-ca trong hai khổ thơ đầu? Những từ ngữ, hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?

Đọc kỹ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

- “Tiếng đàn bọt nước”: hình ảnh tượng trưng, từ thính giác chuyển sang thị giác, tạo sự lạ hóa. Qua đó, gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận

- “Áo choàng đỏ gắt”: hình ảnh thực, tượng trưng thể hiện đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc

- Trên con đường đấu tranh cho tự do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng…

- “li la li la li la”: nghệ thuật láy ấm, gợi hợp âm của tiếng đàn

Advertisements (Quảng cáo)

→ Vẻ đẹp của Lor-ca, một người nghệ sĩ luôn khao khát cách tân nghệ thuật.

*Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca

- Hình ảnh đối lập: hát nghêu ngao – áo choàng bê bết đỏ, tượng trưng cho sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với những thế lực phát xít tàn bạo

- Nghệ thuật hoán dụ:

+ Tiếng đàn: cuộc đời của Lor-ca

+ Áo choàng bê bết đỏ: cái chết của Lor-ca

- “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: nghệ thuật nhân hóa

- Ẩn dụ tiếng đàn thành màu sắc, hình khối khi miêu tả âm thanh tiếng đàn

→ Hệ thống hình ảnh vừa mang tính tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, qua đó, tác giả thể hiện cái chết đầy bi thảm của Lor-ca