Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo Nhận xét về cách đặt nhan đề và nêu tác dụng của...

Nhận xét về cách đặt nhan đề và nêu tác dụng của lời đề từ - Dựa vào nhan đề và ý hiểu của bản thân về tác phẩm để...

Dựa vào nhan đề và ý hiểu của bản thân về tác phẩm để trả lời câu hỏi này. Giải Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo - Tràng giang (Huy Cận)

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách đặt nhan đề và nêu tác dụng của lời đề từ

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Dựa vào nhan đề và ý hiểu của bản thân về tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

- Chú ý điều được gợi mở từ câu thơ đề từ.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Nhan đề “Tràng giang” với vần “ang” ở hai tiếng gợi ra không gian bất tận, mênh mông cả về chiều dài và chiều rộng của con sông. Vần “ang” kéo dài vô tận như nỗi niềm sầu muộn, suy tư của Huy Cận khi đứng trước sự mênh mông, vô định của dòng sông.

→ Nhan đề “Tràng giang” không chỉ góp phần hé mở nội dung bài thơ mà tràng giang còn chứa đựng được bao tâm sự, nỗi niềm thầm kín của Huy Cận về cuộc đời thế sự.

Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”:

- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ trước những mênh mông, vô định của không gian rộng lớn.

- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ

- Tràng Giang thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.

→ Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.