Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo Soạn bài Trên đỉnh non tản Văn 12 Chân trời sáng tạo...

Soạn bài Trên đỉnh non tản Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1: Đồ vật kì ảo nào xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm? Theo bạn...

Hướng dẫn giải soạn bài Trên đỉnh non tản SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài Trên đỉnh non tản (Nguyễn Tuân). Xác định đề tài, tóm tắt chuỗi hành động/ sự kiện được kể và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng trong văn bản...Đồ vật kì ảo nào xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm? Theo bạn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 92 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xác định đề tài, tóm tắt chuỗi hành động/ sự kiện được kể và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng trong văn bản.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đề tài: thế giới linh thiêng, kì bí của các vị thần

- Tóm tắt: "Trên đỉnh non Tản” kể về một làng nghề thợ mộc sống ngay dưới chân núi Tản Viên, nơi mà mỗi 5 10 năm, thánh thần non Tản - người dân quen gọi với tên là Sơn thần, Sơn Tinh - sẽ hạ sơn một lần, nhằm tìm cho mình một toán thợ mộc, thợ đẽo đá tài tình nhất để trùng tu lại gia trang của mình nơi đền Thượng ở tít trên đỉnh cao nhất ngọn núi. Câu chuyện là chuyến hành trình của 1 nhóm thợ mộc được chọn để tu sửa và thăm thú cái thần kì của nơi chốn tiên cảnh, nhưng mãi mãi không được hé môi về những gì mình thấy, vì nếu không sẽ phạm lời thề với Sơn thần và nhận cái chết đau đớn.

→ Các sự kiện được kể trong văn bản đã góp phần thể hiện rõ đề tài của văn bản.


Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 92 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Tìm một số chi tiết kì ảo trong văn bản và điền vào bảng sau:

STT

Chi tiết về đồ vật kì ảo

Chi tiết về nhân vật kì ảo và phép thuật

Từ đó, chỉ ra vai trò của yếu tố kì ảo trong văn bản trên.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

STT

Chi tiết về đồ vật kì ảo

Chi tiết về nhân vật kì ảo và phép thuật

1

Con trúc đao

Thần Non Tản

2

Cây ngân tiễn

Cô lái đò

3

Hòn đá cuội đập vỡ ra là lúa gạo, rượu…

Sơn thần

Advertisements (Quảng cáo)

→ Vai trò của yếu tố kì ảo: giới thiệu về ngón nghề chàng đục gỗ nhà rường, nhà gian ngày xưa.


Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 92 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Đồ vật kì ảo nào xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm? Theo bạn, điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Con trúc đao. Dụng ý gợi nhiều về câu tục ngữ: Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy


Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 92 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Việc mượn câu hát dân gian để làm đề từ cho tác phẩm có ý nghĩa gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Khiến câu chuyện hấp dẫn hơn, ngoài ra thể hiện một hiện tượng thiên nhiên: tháng 8 hằng năm sẽ xảy ra tình trạng lụt lội.


Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 92 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Phân tích nhân vật Thần Non Tản và chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa nhân vật này và nhân vật Sơn Tinh trong bài thơ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh của Nguyễn Nhược Pháp.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Giống: đều là chỉ vị thần cai quản ngọn núi.

Khác: thần Non Tản trong văn bản này là ông cụ già đẹp lão còn nhân vật Sơn Tinh là chàng trai khoẻ mạnh.


Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 92 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề, cảm hứng và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Chủ đề: khẳng định giá trị của công việc làm nghề đục gỗ

Cảm hứng và thông điệp: khuyên con người ta sống ở đời cần biết giữ chữ tín, giữ mồm giữ miệng nếu không sẽ gặp quả báo

Advertisements (Quảng cáo)