Trả lời Câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 19 SGK Văn 12 Kết nối tri thức
Bạn đã học, đã đọc những tác phẩm văn học nào viết về đề tài chiến tranh? Nêu ấn tượng nổi bật của bạn về một trong số những tác phẩm ấy.
Nhớ lại tên các tác phẩm mình đã đọc, đã học viết về chiến tranh và nêu ấn tượng về tác phẩm đó.
Cách 1
- Một số tác phẩm viết về chiến tranh ví dụ như “Những ngôi sao xa xôi” - Nguyễn Minh Châu; “Mảnh trăng cuối rừng” - Nguyễn Minh Châu; “Mãi mãi tuổi hai mươi” - Nguyễn Văn Thạc; “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” - Đặng Thùy Trâm,...
- Với tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng”, nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ tái hiện lên hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, khắc nghiệt mà còn làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của các anh và các chị nữ thanh niên xung phong. Trong hoàn cảnh khó khăn đầy mưa bom bão đạn ấy, tình yêu của nhân vật Lãm và Nguyệt vẫn vượt lên tất cả, đó chính là một tình yêu đáng trân trọng trong hoàn cảnh chiến tranh.
Cách 2:
Advertisements (Quảng cáo)
- Những tác phẩm văn học nào viết về đề tài chiến tranh đã học, đã đọc:
+ Đồng chí - Chính Hữu (lớp 9 - SGK cũ)
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật (lớp 9 - SGK cũ)
+ Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê (lớp 9 - SGK cũ)
+ Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
- Ấn tượng về truyện Những ngôi sao xa xôi: Ba cô gái trong truyện là ba người có công việc đó là làm ở tổ trinh sát mặt đường. Họ là ba cô gái luôn gắn bó cùng với nhau trong tất cả những công việc và cuộc sống trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ. Chính những khó khăn, gian khổ và vất vả ấy đã giúp cho các cô càng trở nên gắn bó và hiểu nhau hơn. Công việc của các cô cũng đặc biệt nguy hiểm: đó là công việc lấp đất vào hố bom khi bom đã nổ và nếu có bom chưa nổ thì phải phá đi để lấy đường cho xe tải chạy. Chính vì những điều đó mà cuộc sống của họ gần như hằng ngày phải đối mặt với những hiểm nguy và căng thẳng.
Cách 3:
- Một số tác phẩm viết về chiến tranh: "Những ngôi sao xa xôi: - Lê Minh Khuê; "Mảnh trăng cuối rừng” – Nguyễn Minh Châu, "Đồng chí” – Chính Hữu; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật;…
- Với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã tái hiện hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn. Bài thơ cho thấy, dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào thì những người lính của chúng ta vẫn luôn mang một tinh thần lạc quan, yêu đời để vượt qua gian khó, gian khổ.