Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 20 SGK Văn 12 Kết nối tri thức
Tác giả đã miêu tả như thế nào về quá trình phục hiện của thế giới kí ức?
- Đọc kĩ đoạn văn tác giả miêu tả quá trình phục hiện thế giới kí ức của nhân vật Kiên
- Xét xem trong đoạn văn tác giả miêu tả điều gì trước (vẻ mặt hay tâm trạng?) hoặc có yếu tố ngoại nào tác động đến quá trình phục hiện ấy (Tác giả miêu tả theo trình tự nào? Chỉ ra tác dụng của cách chọn trình tự ấy). Hay sự phục hiện kí ức đó đi theo một trình tự? Đó là trình tự nào?
Cách 1
*Miêu tả tâm trạng nội tâm của nhân vật Kiên:
- “Con người nội tâm trong anh cô quạnh, âu sầu không hề cảm thấy gió lạnh chiều tà”: Sự cô đơn trong con người Kiên, một sự cô đơn đến âu sầu khiến anh không cảm nhận được những gì diễn ra xung quanh kể cả những cơn gió lạnh.
- “lặng lẽ đưa mắt nhìn vượt khỏi tầm mắt, vươn tới cõi xa xăm bên ngoài biên giới của tư duy, đạt đến cõi hòa đồng của người sống và người chết…”: Sự mong mỏi đến cùng cực, sự khát khao muốn gặp gỡ những người đồng đội đã mất của mình.
- “Và, trên một vùng không gian tinh thần ấy Kiên thấy hiện rõ rệt một cách bí ẩn…. một gương mặt mà đã từ lâu anh đã quên lãng”: Từ sự khát khao mong mỏi, trong kí ức anh lúc này hiện ra một gương mặt mà từ lâu anh đã quên, có thể là một người bạn cũ, một người đồng đội cũ tại chiến trường và đó chính là hình ảnh đầu tiên xuất hiện.
- Nối tiếp sau gương mặt ấy là một loạt các kí ức trong đoạn đời, kỉ niệm khác lần lượt kế tiếp nhau như
+“Kí ức về trưa mùa khô rực rỡ nắng, hoa đầy trong những khoảnh khắc rừng thưa…”
+“Kí ức về một ngày mưa lũ gian truân bên bờ Sa Thầy vào rừng hái măng đào củ
+“Những bờ suối, bãi lai, buôn nhỏ hoang tàn”
+“Những gương mặt đàn bà mến thương xa lạ gợi niềm nhớ nhung âu yếm… niềm đau của mối tình…”
*Miêu tả kí ức nhân vật:
- Nhà văn sử dụng những từ ngữ “kí ức xa vời”, “trập trùng” và “lạnh lẽo”; “khắc nghiệt, “thẳm sâu”.
Advertisements (Quảng cáo)
-Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh kí ức ấy “như rừng như núi trong lòng chiều ấy” làm cho tâm hồn không còn có thể dừng mắt ở điểm nào nữa trên cõi không cùng của quá khứ.
→ Để miêu tả quá trình phục hiện kí ức của Kiên, trước hết nhà văn đã tập trung miêu tả sự cô đơn trong lòng nhân vật. Từ tâm trạng cô đơn dẫn tới khát khao muốn gặp gỡ đồng đội. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến một loạt các kí ức hiện về, bắt nguồn từ hình ảnh người bạn cho tới các kỉ niệm ngày ấy hiện về.
Cách 2:
Tác giả miêu tả rất chi tiết quá trình phục hiện của thế giới kí ức trong Kiên, anh tìm lại đước những kí ức đầy sống động trong môi trường, đó là ngày khô nóng, đó là ngày mưa lũ, những bờ suối, bãi lau,… mọi thứ dần dần hiện về, nối tiếp nhau như nó vốn dĩ đã được in sâu trong tâm trí anh, chỉ chờ cơ hội để ùa về.
Cách 3:
TÂM TRẠNG
- “Con người nội tâm trong anh cô quạnh, âu sầu không hề cảm thấy gió lạnh chiều tà”: Sự cô đơn trong con người Kiên, một sự cô đơn đến âu sầu khiến anh không cảm nhận được những gì diễn ra xung quanh kể cả những cơn gió lạnh.
- “lặng lẽ đưa mắt nhìn vượt khỏi tầm mắt, vươn tới cõi xa xăm bên ngoài biên giới của tư duy, đạt đến cõi hòa đồng của người sống và người chết…”: Sự mong mỏi đến cùng cực, sự khát khao muốn gặp gỡ những người đồng đội đã mất của mình.
- “trên một vùng không gian tinh thần ấy Kiên thấy hiện rõ rệt một cách bí ẩn…. một gương mặt mà đã từ lâu anh đã quên lãng”: Từ sự khát khao mong mỏi, trong kí ức anh lúc này hiện ra một gương mặt mà từ lâu anh đã quên, có thể là một người bạn cũ, một người đồng đội cũ tại chiến trường và đó chính là hình ảnh đầu tiên xuất hiện.
- Kí ức trong từng chặng đường đời:
+ “Kí ức về trưa mùa khô rực rỡ nắng, hoa đầy trong những khoảnh khắc rừng thưa…”
+ “Kí ức về một ngày mưa lũ gian truân bên bờ Sa Thầy vào rừng hái măng đào củ”
+ “Những bờ suối, bãi lai, buôn nhỏ hoang tàn”
+ “Những gương mặt đàn bà mến thương xa lạ gợi niềm nhớ nhung âu yếm… niềm đau của mối tình…”
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ KÍ ỨC NHÂN VẬT:
- Nhà văn sử dụng các từ ngữ có tính chất gợi cảm cao như: "kí ức xa vời”; "lạnh lẽo”; "khắc nghiệt”,…
- Nhà văn sử dụng biện pháp so sánh: so sánh kí ức ấy “như rừng như núi trong lòng chiều ấy” làm cho tâm hồn không còn có thể dừng mắt ở điểm nào nữa trên cõi không cùng của quá khứ.
=> Để miêu tả quá trình phục hiện kí ức của Kiên, trước hết nhà văn đã tập trung miêu tả sự cô đơn trong lòng nhân vật. Từ tâm trạng cô đơn dẫn tới khát khao muốn gặp gỡ đồng đội. Từ đây mà dẫn đến sự xuất hiện của một loạt kí ức.